Những người bạn đả mất
Minh Vủ K10B/72
Hôm nay, ghi lại những dòng chữ nầy để tưỡng nhớ đến các bạn, những người trai đả dâng trọn tuổi thanh xuân của mình vì đại nghỉa, để góp phần bảo vệ sự sống còn cho miền Nam tự do chống lại cuồng vọng xâm lăng của Cộng sản .Các bạn đả vỉnh viển ở lại “Vùng đất cuối “ của quê hương yêu dấu, để laị trong lòng những người thân yêu, bạn bè niềm thương nhớ không nguôi .
Cố Thiếu úy Tô khánh Ðức (ÐÐ 764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Ðại đội phó Ðại đôi 3, Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng
tháng 6/74 trong cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu .
Cố Thiếu úy Từ lam Sơn (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Trung đội trưởng, Tiểu đoàn 411/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng 11/73
tại Cà mau .
Cố Thiếu úy Nguyển văn Mảnh (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang)
Trung đội trưởng, thuộc Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu
Hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng
tháng 5/74 .
Cố Trung úy Trương duy Sơn (ÐÐ764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang ?)
Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 488/ÐPQ, Tiểu khu Bạc Liêu
Ngày 28/4/75, Sơn đả chỉ huy Ðại đội đánh nhau với VC đến viên đạn cuối cùng
và đả hy sinh .
….và còn nhiều những bạn khác xuất thân từ cùng quân tường Ðồng Ðế đả hy sinh mà tôi không nhớ rỏ tên .
Sau khi nhận Sự vụ lệnh về trình diện đơn vị thuộc Tiểu khu Bạc Liêu, chúng tôi một nhóm 6 tân Chuẩn úy, (Tô khánh Ðức, Từ lam Sơn, Trương duy Sơn, Nguyện văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi) quân phục còn vương mùi quân trường, chưa thắm chút bụi đường chinh chiến gặp nhau tại vùng đất xa lạ “Bạc Liêu nắng bụi mưa bùn” gần cuối dảy đất quê hương yêu dấu.. Trong thời gian còn chờ bổ nhậm đi đơn vị, ngày nào củng tập hợp rủ nhau ..tác chiến trong thành phố ! Sáng sáng đi “hành quân” ở các quán café dọc theo phố chợ, trưa thì hành quân nơi các quán bán cơm bình dân, tối thì hành quân nơi vùng có đặt các xe bánh sinh tố …, hoặc vào các quán nhậu kéo vài chai 33, ngồi nói chuyện trời trăng mây nước với nhau.., rồi kéo nhau đi tìm ..” đặc sản” địa phương thử cho biết .
Thị xả Bạc Liêu chỉ có 2 con đường chính được nhiều người biết đến, một tên đường Trương vỉnh Ký, là phố xá có những cửa hàng buôn bán mà chủ nhân đa số là người Việt lai Tàu (Triều Châu), bởi vậy mới có câu vè :
“Bạc Liêu là xứ quê mùa
Dưới sông cá Trốt, trên bờ Triều Châu”
Sông nước Bạc Liêu lơ lớ pha trộn giửa nước biển tràn vào và nước ngọt có phèn từ các đồng ruộng chảy ra mang đậm bùn sình phù sa, thích hợp cho loại các Trốt và cá Kèo chọn làm vùng đất hứa, cá đực cá cái hò hẹn rủ nhau xây tổ uyên ương, dựng túp liều lý tưởng sinh con đẻ cái đầy đàng . Ðể giải quyết nạn “nhân mản” của các loại cá nầy, dân địa phương đả nghỉ ra món “cá Trốt kho tiêu” và “cá Kèo kho xả ớt”, rất hấp dẩn ăn với cơm .
Còn con đường kia tên đại lộ Hòa Bình, là đường dẩn vào Thị xả nối liền với liên tỉnh lộ và Quốc lộ 4 đi Cà mau và chạy dài qua cầu cầu bắt ngang sông Bạc Liêu ra tới biển, nơi đặt BCH Tiểu khu và một số cơ quan hành chánh của Tỉnh. Một số các con đường khác nhỏ hẹp hơn là khu dân cư không được tu sửa cho tới nơi tới chốn, mặt đường loang lổ, đất cát hổn độn nắng thì bụi bặm, mưa thì bùn sình trơn trợt .
Thị xả Bạc Liêu có nhiều nhà hàng ăn uống và quán nhậu .Dân Bạc Liêu chiếm giải nhì trên tòan quốc về số lượng beer tiêu thụ hàng năm, đứng đầu là dân tỉnh Kiên Giang-Rạch Giá . Ở đây gì gì củng nhậu…Ðám cưới, đám giổ, vợ đẻ, đám đầy tháng nhậu thì củng phải, vì là tiệc vui, đằng nầy đám ma củng nhậu, vợ hư thai củng nhậu .., mà bị Ðào đá hay vợ chết lại còn nhậu dử hơn ..! không biết vì buồn hay vì …mừng . Dân Bạc Liêu tính tình hiền hòa chất phát, rất hiếu khách và văn nghệ nghêu ngao, đàn ca tài tử qua những bài ca, câu hát vọng cổ lai láng tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa . Ông Sáu Lầu, ông Tổ của nghành Vọng cổ là người xứ sở ở đây .Bạc Liêu còn là một địa danh được nhiều người biết đến qua những câu chuyện huyền thoại ngắn dài của một thời “Công tử Bạc Liêu”, tiền rừng bạc biển, ăn chơi hào phóng .
Sau gần hơn một tuần lể rong chơi thăm dân cho biết sự tình, chúng tôi trở lại trình diện Phòng 1 Tiểu khu và nhận Sự vụ lệnh ra Tiểu đoàn .
Trương duy Sơn đi TÐ 488, Từ lam Sơn đi TÐ 411, Tô khánh Ðức, Nguyển văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi đi TÐ 487 . Chia tay nhau kể từ bửa đó, mổi người đi mổi ngà, chúng tôi chính thức bước vào cuộc chiến ,ít có dịp gặp lại …
Riêng Từ lam Sơn thì bịnh rịnh phải từ giả người yêu .Cuộc tình chớp nhoáng của cô gái xứ Bạc Liêu với anh chuẩn úy mới ra trường Từ lam Sơn sau mấy bửa đi uống sinh tố tưởng là yêu đường văn nghệ mà hóa ra sự thật .Nàng đả đổ ra cả lít nước mắt lúc tiển chàng ra biên ải…, nếu như mang để trên bàn cân …củng nặng ký lắm! Chàng lính đa tình Từ lam Sơn củng bước.. từng bước từng âm thầm mà nghe nặng triểu không phải vì chiếc ba lô đeo trên vai, mà vì mối tình nặng ký đang mang trong lòng .Từ lam Sơn hứa hẹn lần về phép đầu tiên sẻ về Sàigòn dẩn cha mẹ xuống Bạc Liêu làm lể đính hôn với người yêu . Nhưng Sơn đả không giử tròn lời hứa với người yêu ..! Sơn đả trở về nằm trong “hòm gổ cài hoa”, khiến cho tan nát cỏi lòng người con gái xứ Bạc, chưa thành thân mà đả thành cô phụ . Chuẩn úy Từ lam Sơn đả lên Cố Thiếu úy trước bạn bè !
Nguyển văn Dũ nét mặt lầm lì trông ..”ngầu” , đặc biệt là nốc rượu đế ngọt sớt và thỉnh thoảng xài tiếng “Ðức” nghe nhuyển nhừ …, cho nên sau khi trình diện BCH/TÐ được Tiểu đoàn trưởng đưa xuống đại đội cho nắm Trung đội trưởng liền, kế đến là Nguyển văn Mảnh, ai tới đâu Mảnh củng theo tới đó ..,còn tôi với Tô khánh Ðức mổi thằng chỉ thử có nửa ly rượu đế (ly uống café đá), phút chốc đả lăn ra ngủ khò chả biết trời đất chi hết và còn hơi …ngại miệng sổ tiếng Ðức với lính tráng, cho nên được Tiểu đoàn trưởng cho đi theo BCH/TÐ để ..học nghề, học nói thêm trước khi cho xuống núi . Ông Tiểu đoàn trưởng phán cho 2 thằng một câu : “Lính tác chiến phải biết uống rượu, phải chưởi thề .., không biết uống rượu, không chưởi thề thì làm sao mà nắm quân được .”
TÐT cấp cho một thằng em lính quảy ba lô đi theo “hầu hạ” cơm nước cho 2 ông tân quan . Anh lính nầy còn trẻ tuổi, tháo vác lanh lẹ vô cùng, mổi lần dừng quân tìm được gà, vịt, chim, cá là anh trổ tài biến hóa chỉ trong chốc lác là 2 ông quan “sửa” có thức ăn khai vị lai rai . Chẳng hạn như có được một con gà hay con vịt, anh nhổ lông liền tù tì ngay giửa cái ức chạy dài xuống bụng, mổ lấy bộ lòng xào trước dọn ra .Trong khi tôi với Ðức nhâm nhi đầu lòng thì anh lui cui vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, làm sạch lông còn lại và chặt thịt nấu món khác.
Nhớ lại những ngày tháng làm lính mới thấy nó dể thương làm sao . Ði hành quân lội bộ cả ngày, đi xuyên qua những cách đồng, những khu rừng mắm loáng nước mệt muốn …bá thở, lại còn sợ đỉa đeo, tôi với Tô khánh Ðức không lo nhìn trước sau đề phòng VC phục kích mà 2 đứa cứ lo bị đỉa đeo .Tối dừng quân tôi với Ðức tìm cây tấn chung quanh làm cái khung giường ngủ, đoạn trải tấm nylon xuống mặt đất, vì mặt đất lép xép nước , xong mới tìm chổ giăng mùng (mắc màn) vì muổi quá dử, lại đánh hơi “của lạ” cho nên kéo cả làng đến vây quanh . Ðả cái là khi ngả lưng trên mặt đẩt ẩm ướt mát rượi như là ngủ trong phòng có gắng máy lạnh . Sáng dậy sớm , sau khi dằn bụng vài chén cơm với cá kho, có khi với nước mắm bỏ vào một trái ớt dằm ra thật cay …,xong ra hè nhà cho vào bao từ thêm vài gáo nước lu lạnh ngắt nửa là sẳn sàng ..mở máy chạy cả ngày .
“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi Bạn bè em giờ đây người sương người gió Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về Quê hương đâu nắng hạ cũng buồn Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng Thương những chiều nắng dọi bờ sông Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù Thương em đi gót nhẹ chân mềm Bước trên quê hương điêu tàn Lặng nhìn em bồi hồi thêm Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm Thương những người giết giặc ngày đêm ….”
Tôi với Ðức những ngày không đi hành quân, ra ngồi trên lô cốt của một căn cứ đóng quân cạnh một bờ sông Gành hào nhìn nước chảy cuồng cuộn , mở chiếc radio nhỏ nghe bản nhạc “Ðưa em vào Hạ” của nhạc sỉ Trầm tử Thiêng mà lòng buồn rưng rưng. Bản nhạc nầy tôi đả nhiều lần được nghe lúc còn ở thành phố, nhưng chưa có lúc nào mà tôi cảm thấy xúc động, thấm thía và hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của tôi lúc nầy. Nay tôi đang ở “cuối con đường quê hương bùn mền”, tôi mới thấy ..”thương những người giết giặc ngày đêm”, những người chiến sỉ năm tháng dầm mình chốn bùn sình lầy lội, với những cánh rừng mắm bao bọc xanh thẳm một màu xanh của lá mà tôi đang hiện diện chia sẻ với họ. Chắc hẳn các người Lính ở đây và các bạn của tôi củng có cùng tâm trạng như tôi,
“Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình “…..
mơ ước có được một ngày tàn chinh chiến được trở về với mái ấm gia đình, bên cạnh những người thân thương của mình .
Từ lúc tôi, Ðức, Dủ và Mảnh được bổ xung ra đại đội, 4 đứa ít có dịp gặp nhau trừ những lúc hành quân, vì Tiểu đoàn chia các đại đội đóng rải rác trong khu vực phạm vi trách nhiệm . Một thời gian sau, tôi được trở về BCH/TÐ làm sỉ quan phụ tá hành quân .
Tô khánh Ðức hy sinh trong một cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu .Hôm đó đại đội phó Tô khánh Ðức thay đại đội trưởng dẩn đại đội đi hành quân, người lính đi trước dẩm phải lựu đạn gài của VC, lựu đạn nổ văng miểng phang vô màn tang, Ðức chết liền tại chổ . Tôi là người bạn K10B/72 độc nhất đến được để đưa tiển Ðức đến nơi an nghỉ cuối cùng, được ném một nấm đất khô và một cành hoa thương tiếc lên quan tài của Ðức . Xong rồi một đời trai ngắn ngủi , bao nhiêu ước vọng chưa thành Tô khánh Ðức đả tức tưởi mang theo mình xuống huyệt lạnh . Chỉ có những giọt nước mắt của cha mẹ, anh em, bạn bè và chiến hửu thương tiếc . Có lần Ðức tâm sự với tôi có để ý thương một cô gái, nhưng chưa dám thổ lộ vì cuộc đời lính ngày đây mai đó ..., cho nên chỉ yêu để mà yêu thôi .
Nguyển văn Mảnh hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng tháng 5/74 . Gia đình của Mảnh từ Sàigòn xuống đưa quan tài của Mảnh về lại Sàigon .Củng giống như Từ lam Sơn, cố thiếu úy Nguyển văn Mảnh đả trở về thành phố thân yêu nằm trong “hòm gổ cài hoa” . Tôi không có mặt để đưa đưa tiển Mảnh lần cuối.
Tôi được đổi về một đơn vị không tác chiến ở ngoại ô thị xả sau tháng 2/75.
Những ngày đất nước thoi thớp thở ra khói, tình hình căng thẳng, các đơn vị ứng chiến 100%, lúc nào súng đạn củng sẳn sàng gần cuối tháng 4/75 .Trên đường tôi đi đến chổ làm việc hằng ngày đi ngang qua Nhà Vỉnh Biệt, chổ để xác các người lính chết trận chờ thân nhân ở xa tới nhận xác mang đi an táng . Tôi để ý thấy một quan tài phủ lá quốc kỳ VN , một mình quạnh quẻ chưa có thân nhân đến nhận, vì lúc đó tình hình căng thẳng, đường xá cầu cống bị ngăn trở . Tò mò tôi vào hỏi thăm mới biết được người nằm trong quan tài phủ lá quốc kỳ là Cố trung úy Trương duy Sơn, đại đội trưởng đại đội 3, TÐ 488 . Tiểu đoàn của Sơn trách nhiệm áng ngử vòng đai của thị xả . Ðại đội trưởng Trương duy Sơn đả chỉ huy đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đả hy sinh trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, ngày 28/4/75 .
Một nén hương cho bạn Trương duy Sơn . Trong giờ phút loạn lạc, người đi kẻ ở, cầu mong hương hồn của bạn được vào cỏi bình yên . Ở nơi đó …có lẻ bạn sẻ gặp lại Tô khánh Ðức, Nguyển văn Mảnh và Từ Lam Sơn .
Minh Vủ K10B/72
Hôm nay, ghi lại những dòng chữ nầy để tưỡng nhớ đến các bạn, những người trai đả dâng trọn tuổi thanh xuân của mình vì đại nghỉa, để góp phần bảo vệ sự sống còn cho miền Nam tự do chống lại cuồng vọng xâm lăng của Cộng sản .Các bạn đả vỉnh viển ở lại “Vùng đất cuối “ của quê hương yêu dấu, để laị trong lòng những người thân yêu, bạn bè niềm thương nhớ không nguôi .
Cố Thiếu úy Tô khánh Ðức (ÐÐ 764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Ðại đội phó Ðại đôi 3, Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng
tháng 6/74 trong cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu .
Cố Thiếu úy Từ lam Sơn (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha trang)
Trung đội trưởng, Tiểu đoàn 411/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu, tử trận tháng 11/73
tại Cà mau .
Cố Thiếu úy Nguyển văn Mảnh (ÐÐ 765/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang)
Trung đội trưởng, thuộc Tiểu đòan 487/ÐPQ Tiểu khu Bạc Liêu
Hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng
tháng 5/74 .
Cố Trung úy Trương duy Sơn (ÐÐ764/TÐ 11 Ðồng Ðế Nha Trang ?)
Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 488/ÐPQ, Tiểu khu Bạc Liêu
Ngày 28/4/75, Sơn đả chỉ huy Ðại đội đánh nhau với VC đến viên đạn cuối cùng
và đả hy sinh .
….và còn nhiều những bạn khác xuất thân từ cùng quân tường Ðồng Ðế đả hy sinh mà tôi không nhớ rỏ tên .
Sau khi nhận Sự vụ lệnh về trình diện đơn vị thuộc Tiểu khu Bạc Liêu, chúng tôi một nhóm 6 tân Chuẩn úy, (Tô khánh Ðức, Từ lam Sơn, Trương duy Sơn, Nguyện văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi) quân phục còn vương mùi quân trường, chưa thắm chút bụi đường chinh chiến gặp nhau tại vùng đất xa lạ “Bạc Liêu nắng bụi mưa bùn” gần cuối dảy đất quê hương yêu dấu.. Trong thời gian còn chờ bổ nhậm đi đơn vị, ngày nào củng tập hợp rủ nhau ..tác chiến trong thành phố ! Sáng sáng đi “hành quân” ở các quán café dọc theo phố chợ, trưa thì hành quân nơi các quán bán cơm bình dân, tối thì hành quân nơi vùng có đặt các xe bánh sinh tố …, hoặc vào các quán nhậu kéo vài chai 33, ngồi nói chuyện trời trăng mây nước với nhau.., rồi kéo nhau đi tìm ..” đặc sản” địa phương thử cho biết .
Thị xả Bạc Liêu chỉ có 2 con đường chính được nhiều người biết đến, một tên đường Trương vỉnh Ký, là phố xá có những cửa hàng buôn bán mà chủ nhân đa số là người Việt lai Tàu (Triều Châu), bởi vậy mới có câu vè :
“Bạc Liêu là xứ quê mùa
Dưới sông cá Trốt, trên bờ Triều Châu”
Sông nước Bạc Liêu lơ lớ pha trộn giửa nước biển tràn vào và nước ngọt có phèn từ các đồng ruộng chảy ra mang đậm bùn sình phù sa, thích hợp cho loại các Trốt và cá Kèo chọn làm vùng đất hứa, cá đực cá cái hò hẹn rủ nhau xây tổ uyên ương, dựng túp liều lý tưởng sinh con đẻ cái đầy đàng . Ðể giải quyết nạn “nhân mản” của các loại cá nầy, dân địa phương đả nghỉ ra món “cá Trốt kho tiêu” và “cá Kèo kho xả ớt”, rất hấp dẩn ăn với cơm .
Còn con đường kia tên đại lộ Hòa Bình, là đường dẩn vào Thị xả nối liền với liên tỉnh lộ và Quốc lộ 4 đi Cà mau và chạy dài qua cầu cầu bắt ngang sông Bạc Liêu ra tới biển, nơi đặt BCH Tiểu khu và một số cơ quan hành chánh của Tỉnh. Một số các con đường khác nhỏ hẹp hơn là khu dân cư không được tu sửa cho tới nơi tới chốn, mặt đường loang lổ, đất cát hổn độn nắng thì bụi bặm, mưa thì bùn sình trơn trợt .
Thị xả Bạc Liêu có nhiều nhà hàng ăn uống và quán nhậu .Dân Bạc Liêu chiếm giải nhì trên tòan quốc về số lượng beer tiêu thụ hàng năm, đứng đầu là dân tỉnh Kiên Giang-Rạch Giá . Ở đây gì gì củng nhậu…Ðám cưới, đám giổ, vợ đẻ, đám đầy tháng nhậu thì củng phải, vì là tiệc vui, đằng nầy đám ma củng nhậu, vợ hư thai củng nhậu .., mà bị Ðào đá hay vợ chết lại còn nhậu dử hơn ..! không biết vì buồn hay vì …mừng . Dân Bạc Liêu tính tình hiền hòa chất phát, rất hiếu khách và văn nghệ nghêu ngao, đàn ca tài tử qua những bài ca, câu hát vọng cổ lai láng tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa . Ông Sáu Lầu, ông Tổ của nghành Vọng cổ là người xứ sở ở đây .Bạc Liêu còn là một địa danh được nhiều người biết đến qua những câu chuyện huyền thoại ngắn dài của một thời “Công tử Bạc Liêu”, tiền rừng bạc biển, ăn chơi hào phóng .
Sau gần hơn một tuần lể rong chơi thăm dân cho biết sự tình, chúng tôi trở lại trình diện Phòng 1 Tiểu khu và nhận Sự vụ lệnh ra Tiểu đoàn .
Trương duy Sơn đi TÐ 488, Từ lam Sơn đi TÐ 411, Tô khánh Ðức, Nguyển văn Dủ, Nguyển văn Mảnh và tôi đi TÐ 487 . Chia tay nhau kể từ bửa đó, mổi người đi mổi ngà, chúng tôi chính thức bước vào cuộc chiến ,ít có dịp gặp lại …
Riêng Từ lam Sơn thì bịnh rịnh phải từ giả người yêu .Cuộc tình chớp nhoáng của cô gái xứ Bạc Liêu với anh chuẩn úy mới ra trường Từ lam Sơn sau mấy bửa đi uống sinh tố tưởng là yêu đường văn nghệ mà hóa ra sự thật .Nàng đả đổ ra cả lít nước mắt lúc tiển chàng ra biên ải…, nếu như mang để trên bàn cân …củng nặng ký lắm! Chàng lính đa tình Từ lam Sơn củng bước.. từng bước từng âm thầm mà nghe nặng triểu không phải vì chiếc ba lô đeo trên vai, mà vì mối tình nặng ký đang mang trong lòng .Từ lam Sơn hứa hẹn lần về phép đầu tiên sẻ về Sàigòn dẩn cha mẹ xuống Bạc Liêu làm lể đính hôn với người yêu . Nhưng Sơn đả không giử tròn lời hứa với người yêu ..! Sơn đả trở về nằm trong “hòm gổ cài hoa”, khiến cho tan nát cỏi lòng người con gái xứ Bạc, chưa thành thân mà đả thành cô phụ . Chuẩn úy Từ lam Sơn đả lên Cố Thiếu úy trước bạn bè !
Nguyển văn Dũ nét mặt lầm lì trông ..”ngầu” , đặc biệt là nốc rượu đế ngọt sớt và thỉnh thoảng xài tiếng “Ðức” nghe nhuyển nhừ …, cho nên sau khi trình diện BCH/TÐ được Tiểu đoàn trưởng đưa xuống đại đội cho nắm Trung đội trưởng liền, kế đến là Nguyển văn Mảnh, ai tới đâu Mảnh củng theo tới đó ..,còn tôi với Tô khánh Ðức mổi thằng chỉ thử có nửa ly rượu đế (ly uống café đá), phút chốc đả lăn ra ngủ khò chả biết trời đất chi hết và còn hơi …ngại miệng sổ tiếng Ðức với lính tráng, cho nên được Tiểu đoàn trưởng cho đi theo BCH/TÐ để ..học nghề, học nói thêm trước khi cho xuống núi . Ông Tiểu đoàn trưởng phán cho 2 thằng một câu : “Lính tác chiến phải biết uống rượu, phải chưởi thề .., không biết uống rượu, không chưởi thề thì làm sao mà nắm quân được .”
TÐT cấp cho một thằng em lính quảy ba lô đi theo “hầu hạ” cơm nước cho 2 ông tân quan . Anh lính nầy còn trẻ tuổi, tháo vác lanh lẹ vô cùng, mổi lần dừng quân tìm được gà, vịt, chim, cá là anh trổ tài biến hóa chỉ trong chốc lác là 2 ông quan “sửa” có thức ăn khai vị lai rai . Chẳng hạn như có được một con gà hay con vịt, anh nhổ lông liền tù tì ngay giửa cái ức chạy dài xuống bụng, mổ lấy bộ lòng xào trước dọn ra .Trong khi tôi với Ðức nhâm nhi đầu lòng thì anh lui cui vo gạo, bắt nồi cơm lên bếp, làm sạch lông còn lại và chặt thịt nấu món khác.
Nhớ lại những ngày tháng làm lính mới thấy nó dể thương làm sao . Ði hành quân lội bộ cả ngày, đi xuyên qua những cách đồng, những khu rừng mắm loáng nước mệt muốn …bá thở, lại còn sợ đỉa đeo, tôi với Tô khánh Ðức không lo nhìn trước sau đề phòng VC phục kích mà 2 đứa cứ lo bị đỉa đeo .Tối dừng quân tôi với Ðức tìm cây tấn chung quanh làm cái khung giường ngủ, đoạn trải tấm nylon xuống mặt đất, vì mặt đất lép xép nước , xong mới tìm chổ giăng mùng (mắc màn) vì muổi quá dử, lại đánh hơi “của lạ” cho nên kéo cả làng đến vây quanh . Ðả cái là khi ngả lưng trên mặt đẩt ẩm ướt mát rượi như là ngủ trong phòng có gắng máy lạnh . Sáng dậy sớm , sau khi dằn bụng vài chén cơm với cá kho, có khi với nước mắm bỏ vào một trái ớt dằm ra thật cay …,xong ra hè nhà cho vào bao từ thêm vài gáo nước lu lạnh ngắt nửa là sẳn sàng ..mở máy chạy cả ngày .
“Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi Bạn bè em giờ đây người sương người gió Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về Quê hương đâu nắng hạ cũng buồn Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng Thương những chiều nắng dọi bờ sông Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù Thương em đi gót nhẹ chân mềm Bước trên quê hương điêu tàn Lặng nhìn em bồi hồi thêm Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm Thương những người giết giặc ngày đêm ….”
Tôi với Ðức những ngày không đi hành quân, ra ngồi trên lô cốt của một căn cứ đóng quân cạnh một bờ sông Gành hào nhìn nước chảy cuồng cuộn , mở chiếc radio nhỏ nghe bản nhạc “Ðưa em vào Hạ” của nhạc sỉ Trầm tử Thiêng mà lòng buồn rưng rưng. Bản nhạc nầy tôi đả nhiều lần được nghe lúc còn ở thành phố, nhưng chưa có lúc nào mà tôi cảm thấy xúc động, thấm thía và hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của tôi lúc nầy. Nay tôi đang ở “cuối con đường quê hương bùn mền”, tôi mới thấy ..”thương những người giết giặc ngày đêm”, những người chiến sỉ năm tháng dầm mình chốn bùn sình lầy lội, với những cánh rừng mắm bao bọc xanh thẳm một màu xanh của lá mà tôi đang hiện diện chia sẻ với họ. Chắc hẳn các người Lính ở đây và các bạn của tôi củng có cùng tâm trạng như tôi,
“Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình “…..
mơ ước có được một ngày tàn chinh chiến được trở về với mái ấm gia đình, bên cạnh những người thân thương của mình .
Từ lúc tôi, Ðức, Dủ và Mảnh được bổ xung ra đại đội, 4 đứa ít có dịp gặp nhau trừ những lúc hành quân, vì Tiểu đoàn chia các đại đội đóng rải rác trong khu vực phạm vi trách nhiệm . Một thời gian sau, tôi được trở về BCH/TÐ làm sỉ quan phụ tá hành quân .
Tô khánh Ðức hy sinh trong một cuộc hành quân thuộc địa phận quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu .Hôm đó đại đội phó Tô khánh Ðức thay đại đội trưởng dẩn đại đội đi hành quân, người lính đi trước dẩm phải lựu đạn gài của VC, lựu đạn nổ văng miểng phang vô màn tang, Ðức chết liền tại chổ . Tôi là người bạn K10B/72 độc nhất đến được để đưa tiển Ðức đến nơi an nghỉ cuối cùng, được ném một nấm đất khô và một cành hoa thương tiếc lên quan tài của Ðức . Xong rồi một đời trai ngắn ngủi , bao nhiêu ước vọng chưa thành Tô khánh Ðức đả tức tưởi mang theo mình xuống huyệt lạnh . Chỉ có những giọt nước mắt của cha mẹ, anh em, bạn bè và chiến hửu thương tiếc . Có lần Ðức tâm sự với tôi có để ý thương một cô gái, nhưng chưa dám thổ lộ vì cuộc đời lính ngày đây mai đó ..., cho nên chỉ yêu để mà yêu thôi .
Nguyển văn Mảnh hy sinh trong cuộc hành quân ở gần cửa Mỷ Thanh, quận Hòa Tú ,tỉnh Sóc Trăng tháng 5/74 . Gia đình của Mảnh từ Sàigòn xuống đưa quan tài của Mảnh về lại Sàigon .Củng giống như Từ lam Sơn, cố thiếu úy Nguyển văn Mảnh đả trở về thành phố thân yêu nằm trong “hòm gổ cài hoa” . Tôi không có mặt để đưa đưa tiển Mảnh lần cuối.
Tôi được đổi về một đơn vị không tác chiến ở ngoại ô thị xả sau tháng 2/75.
Những ngày đất nước thoi thớp thở ra khói, tình hình căng thẳng, các đơn vị ứng chiến 100%, lúc nào súng đạn củng sẳn sàng gần cuối tháng 4/75 .Trên đường tôi đi đến chổ làm việc hằng ngày đi ngang qua Nhà Vỉnh Biệt, chổ để xác các người lính chết trận chờ thân nhân ở xa tới nhận xác mang đi an táng . Tôi để ý thấy một quan tài phủ lá quốc kỳ VN , một mình quạnh quẻ chưa có thân nhân đến nhận, vì lúc đó tình hình căng thẳng, đường xá cầu cống bị ngăn trở . Tò mò tôi vào hỏi thăm mới biết được người nằm trong quan tài phủ lá quốc kỳ là Cố trung úy Trương duy Sơn, đại đội trưởng đại đội 3, TÐ 488 . Tiểu đoàn của Sơn trách nhiệm áng ngử vòng đai của thị xả . Ðại đội trưởng Trương duy Sơn đả chỉ huy đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đả hy sinh trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, ngày 28/4/75 .
Một nén hương cho bạn Trương duy Sơn . Trong giờ phút loạn lạc, người đi kẻ ở, cầu mong hương hồn của bạn được vào cỏi bình yên . Ở nơi đó …có lẻ bạn sẻ gặp lại Tô khánh Ðức, Nguyển văn Mảnh và Từ Lam Sơn .
No comments:
Post a Comment