Monday, October 22, 2007

Tình Tỵ Nạn

Tình tị nạn
Minh Vủ K10B/72 Đồng Đế
(trích từ Ðảo tị nạn của tác giả)

Từ vài bửa trước khi tôi lên đưòng đi định cư, hôm nào mắt của Hạnh củng đỏ hoe, tôi nhìn thấy mà xốn xa trong lòng . Hạnh ít cười, ít nói ...Tôi cố gợi chuyện cho Hạnh vui vẻ, để làm vơi bớt nổi buồn chất ngất của đôi lứa sắp đến cái cảnh người đi kẻ ở,
“Vần trăng ai sẻ làm đôi,
Nửa soi gối chiếc, nửa soi dặm trường ..!”
Ai đả từng yêu, đả yêu tha thiết người mình yêu, mà phải gặp cái hoàn cảnh chẳng đặng đừng, khắc nghiệt phải xa lìa người yêu, đi đến một phương trời nào đó …,mới hiểu được tâm tâm trạng khổ đau, rai rức của tôi và Hạnh lúc nầy . Có bao nhiêu giấy mực củng không diển tả được hết những niềm đau vô tận …

Tôi sửa chửa lại những chổ rách của miếng vải nylon che cái nhà tắm dả chiến dựng ở gốc hè nhà phía sau barack. Tôi đấp vá lại hồ nước mưa làm bằng những cọc cây, lót miếng nylon bên trong để giử nước …,để khi tôi đi rồi, Hạnh sẻ còn dùng thêm được một thời gian nửa, của những ngày …còn một mình ở lại chốn nầy. Tôi bùi ngùi sắp xếp lại những vật dụng cần thiết, tập trung vào cái góc nhỏ của barack, để tránh thất lạc, vì khi chỉ có một mình Hạnh ở đây, biết đâu chả có người …cầm nhầm, mượn sài dùm.
Mổi một cái nồi, cái chén ăn cơm, từng chiếc đủa, chiếc muổng tôi cầm, là muôn vàng những kỷ niệm thiết tha của suốt chuổi ngày thương yêu của hai đứa .Tay tôi run nhẹ đặt từng vật quí giá vào chiếc thùng giấy carton tôi xin được ở tiệm bán tạp hóa của người Indo bản xứ .. .Rồi cái lon tròn bằng thiết, có miệng đường kính cở tô lớn dùng để đựng gạo được cấp phát hằng ngày, chai xì dầu đả cạn, chỉ còn dùng được chừng ba hôm nửa …Tôi nhìn sang đống chăn mền …,chiếc gối tạm do tôi dùng một bao cát lượm được giặt sạch và Hạnh dồn quần áo vào để thay thế bông gòn …; những vật vô tri giác đả ấp ủ cho tôi được ấm áp và vô vàng hạnh phúc trong cảnh đời tị nạn trên một phần chiếc sạp gổ của barack, bên người tôi yêu, nàng chỉ biết thương yêu tôi bằng một tình yêu chân thành của người con gái …,nàng không đòi hỏi gì ở tôi, không nhẩn hột xoàn, không nhẩn vàng mà củng không …nhẩn cỏ .
Lòng tôi se thắc …,tôi nghe tiếng đập mạnh của từng mạch máu ở hai bên thái dương của mình …và mọi vật trước mắt tôi như lung linh, nhạt nhòa …


Trại tị nạn Galang đầu tháng 12/79

…Vẩn là cánh chim bay,
Anh còn đi, đi mải …
Biết đến phương nào đây?
Nhớ hoài đôi mắt ngây
Lưu luyến buổi chia tay
Anh đi về phương ấy,
Lòng gởi lại phương nầy …

Tôi chưa đả ngồi trên thuyền ra cửa biển Galang, mà sao …nghe như có sóng dồn dập quyện ở trong lòng mình …, khiến tôi chao đảo . Vần dương đâu đả xế bóng, nhưng …sao trong đôi mắt của Hạnh lại nhuốm màu hoàng hôn và hơi sương chiều lóng lánh .. .
Tôi ôm chặt Hạnh vào lòng, bồi hồi theo từng lay động của thân thể nàng, theo từng tiếng khóc nức nở …Tôi hôn lên đôi mắt đẩm lệ của Hạnh, hương vị mằm mặn của những giọt nước mắt ân tình đả làm tê dại đầu lưởi của tôi và đả chạy dài qua các hang cùng ngỏ hẹp khắp cơ thể tôi …
Hạnh nghẹn ngào, cố nói lên thành lời,
-Rồi …đến bao giờ …mình mới gặp lại nhau hả anh?
Tôi không trả lời nàng .., tâm tư của tôi rối như tơ vò ..
Hạnh tiếp lời,
-Em ..em ..,lo sợ vẩn vơ …
-Ðừng nghỉ ngợi ..vẩn vơ nửa nghen em, anh sẻ cố gắng
tìm mọi cách để mình sớm được đoàn tụ.Tôi trấn an nàng.
Hạnh nghẹn ngào,
-Anh ơi, anh đi rồi ..em cảm thấy cô đơn quá .., rồi tuần
nửa Dung và Hải củng lên đường sang Úc, còn lại một
mình em ...,nhưng em sẻ cố gắng đợi chờ để được sang
Mỷ .Anh đi nhớ giử gìn sức khỏe.., ra bến tàu có lạnh, anh nhớ mặc thêm cái
nửa cho ấm nghe anh ..
Niềm mong ước, chờ đợi và hy vọng của những người vượt biên đang ở trại tị nạn là chóng đến ngày rời trại đi định cư ở quốc gia thứ ba .Hôm nay có hàng trăm con người đang vui mừng, hăng hái dục giả nhau ra bến tàu rời đảo Galang . Riêng tôi thì ngược lại , tôi có cảm tưởng mình như tên tử tù đang trên đường đi đến cái giá treo cổ . Tôi cố lê từng bước chân nặng ngàn cân đi đến sợi dây thòng lọng để kết liểu cuộc đời mình!

“Tôi đi một nửa hồn tôi mất !
Một nửa hồn kia củng …mất luôn.”

Hạnh không theo tiển chân tôi ra tận bến tàu, nàng sợ không chịu đựng nổi cái cảnh nhìn con thuyền chở tôi từ từ xa bến, nên ở lại barack . Dung củng ở bên cạnh của Hạnh để vổ về, an ủi . Chỉ có Hải theo tiển chân tôi và Tâm.

Chiếc thuyền nhỏ của người bản xứ chở 50 dân tị nạn nổ máy rời trại tị nạn Galang, trên thuyền chở theo 48 người, vừa cụ ông, cụ bà, đàn ông, đàn bà, thanh niên thiếu nử và con nít ,mặt lộ vẻ hân hoan vẩy tay chào nhóm dân tị nạn đang đứng trên bờ tiển bạn. Một người trầm ngâm không nói, vì ...có lẻ …xúc động sau khi được xem đoạn phim “Biệt ly” do đôi nam nử tài tử đang ăn khách Ðoan Hạnh-Minh Vủ thủ diển . Tài tử chánh thì .. đang ngồi một đống, như cái xác không hồn, đang chòng chành, lắc lư từng cơn, vì bị ngọn sóng dâng cao đến mức báo động đang vổ dồn dập trong lòng, cùng sóng ngoài của biển …
Thuyền đang chở cái thân xác nầy của tôi rời trại tị nạn đi định cư, nhưng đả bỏ hồn tôi ở lại cầu tàu trại tị nạn Galang…
Tôi đang trên đường chạy ù trở lại trại .Tôi hối hả đi tìm lại cái barack thân thương ..,tôi thấy Hạnh đang ngồi một mình, dựa lưng vào vách… nước mắt lưng tròng, tay ôm ghì chặt chiếc gối làm bằng bao cát trong nổi hiu quạnh …và cô đơn vô tận …

4. Trại chuyển tiếp Tangjung Pinang

Tanjung Pinang, nơi đổ bến của những chiếc đò đưa dân tị nạn từ Trại tị nạn Galang sang, sau khi hội đủ điều kiện và được quốc gia thứ ba chấp thuận cho định cư . Ðây là trại chuyển tiếp để khám sức khỏe, sau đó người định cư sẻ được đưa đến khu tị nạn tại Singapore để chờ chuyến bay .
Thành phố nằm trên một hải đảo không lớn lắm, sạch sẻ, khang trang và kiến trúc trông đẹp mắt, không tân kỳ, nhưng củng không lổi thời . Phố xá tấp nập những cửa hàng buôn bán, quán ăn, rạp ciné, khách sạn .Có phi trường cho loại phi cơ cánh quạt đáp, có bến cảng rộng đón tàu bè tới lui . Nếu đem so sánh với những thành phố ở Việt nam mà tôi đả có dịp đi qua , Tanjung Pinang có lẻ hơn thành phố Cần Thơ về cách tổ chức và dáng vẻ bên ngoài .
Tàu chở dân tị nạn đến Tanjung Pinang trời đả xế chiều. Chúng tôi tập trung ở cầu tàu, kẻ đứng, người ngồi, chờ xe đến rước đi về trại chuyển tiếp …
Ðoàn xe đi xuyên qua phố phường một lúc thì rẻ vào con lộ của một làng quê .Dân chúng địa phương đứng nhìn ở hai bên bờ đường và từ các cửa sổ nhà to, nhà nhỏ, sơn đủ màu sắc, thoạt nhìn tưởng như là đang đi trên những con đường làng bên Việt nam .
Xe dừng lại, mọi người lại một lần nửa đứng xếp hàng chờ nhân viên có trách nhiệm hướng dẩn đi đến chổ tạm trú . Trời đả nhá nhem tối . Ðông người đang chen chúc nhau ở nơi một khu nhà tập thể rộng, không có dừng vách chung quanh, như cái hội trường. Người đến trước, kẻ tới sau, cười nói ồn ào . Ðầu nầy Khánh Ly đang cất cao giọng hát trấn áp Chế Linh đang thả những tình khúc buồn vời vợi …, đầu kia, lẩn trong đám khói mờ mịt những bếp lửa cơm chiều tạm thời được kê bằng ba cục gạch, đốt bởi mọi thứ vật liệu có được .
Cơn mưa bắt đầu nhỏ hột, đám người mới đến đứng xếp hàng được di tản vào trong nhà tập thể . Ðứng sát ở mái hiên nhà, tôi nhìn ra bầu trời màu đen xám . Ðóm sáng từ những cây đèn cầy rải rác bắt đầu mổi lúc một nhiều . Tôi đang đứng giửa cái bóng tối bên ngoài, thỉnh thoảng tạt vào mặt tôi những giọt nước mưa lạnh ngắt …và khung cảnh lờ mờ đầy đủ mọi âm thanh, mùi vị ở bên trong .
Cả ngày hôm nay, tôi không cảm thấy đói, củng không thấy khát nước . Không biết Tâm đả đói bụng chưa? mà không nghe thấy nó hỏi tới cơm …, nó củng đứng lặng như tôi .., không nói một lời nào .
Người phụ trách hướng dẩn chúng tôi vào một chổ ở giửa và gần cuối phòng ở tập thể, nơi đây có sẳn một dảy giường chồng hai tầng bằng gổ, đả củ kỉ . Tôi leo lên tầng trên, Tâm tầng dưới . Tôi ngả lưng và thẳng cẳng ra một cách mệt mỏi, uể oải, không để ý xem Tâm nó làm gì …Một lúc, tôi cảm thấy có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở sau lưng ., tôi ngồi dậy lấy tay cào cào vài cái cho đả ngứa , tôi nhìn thấy tay tôi có dính chút máu .., tôi vội vàng cởi áo ra xem, thì thấy xác của hai con rệp to gần bằng nửa con ruồi đen . Tôi không nằm nửa, nhảy xuống giường rủ Tâm đi tìm thức ăn và nước uống . Ðược cấp phát cho vài gói mì ăn liền, hai đứa đi tìm xin nước xôi, bỏ mì vào ăn ngốn ngáo .
Tôi nửa nằm, nửa ngồi ở vị thế tựa lưng vào thanh giường để đề phòng .. rệp cắn và chập chờn đi vào giấc ngủ . Tôi mơ, thấy mình đang còn ở trại tị nạn Galang, đang chung tay sách thùng nước với Hạnh từ suối về lại barack, hai đứa vừa đi, thỉnh thoảng vừa nhìn nhau nhoẻn miệng cười …

Buổi sáng ở trại chuyển tiếp củng ồn ào không thua gì buổi tối . Tờ mờ sáng đả nghe tiếng người gọi nhau ơi ới, rồi củng khói lửa mịt mùng …, đủ mùi quấn quít …và các ca sỉ, sau một đêm ngủ lấy sức, bắt đầu thi thố tài năng …Sáng nay, tôi lại nghe có tiếng của một vài nghệ sỉ cải lương Tấn Tài, Lệ Thủy nhập cuộc. ...
Có xe đến chở những người mới đến đi khám sức khỏe và chích
ngừa . Khu bệnh viện khang trang nằm trên một ngọn đồi thấp, cách Trại khoảng một giờ đi xe, nơi đây có lẻ dành riêng cho dân tị nạn, tôi không thấy bênh nhân người bản xứ nào .
Sau khi được khám tổng quát, kế đến chụp hình Phổi (X-ray), thử máu, thử nước tiểu, rồi được xe đưa trở về trại nằm chờ kết quả hai hôm. Tôi với Tâm may mắn hơn một số gia đình có người bị nám phổi, hay phát hiện trong máu bị nhiểm trùng, bị giử lại, chờ chửa trị.., trông những gương mặt thảm sầu của họ mà tôi thấy tội nghiệp !
Tôi củng đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo mà họ không tìm ra …,bệnh “Yêu” .Yêu mà phải bị xa người yêu, cho nên bệnh biến chứng sang “Tê bình phương”(tương tư) . Tôi mong sao cho họ khám phá ra, để trả tôi về lại trại tị nạn Galang, vì hiện nay, trên thế giới nầy ..,chỉ ở đảo Galang mới có được viên thuốc tên “Kiss” chánh hiệu Anh-Mỷ, mới chửa được bệnh của tôi .
Bốn ngày ở trại chuyển tiếp Tanjung Pinang .Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, chúng tôi được cấp phát cho mổi đầu người một chiếc sách tay nhỏ, gọn gàng, màu xanh da trời, có in chử Care màu trắng . Hành trang thiên lý dồn hết vào đó để chuẩn bị đi đến thiên đàng hạ giới, vùng đất hứa mơ ước.., đất nước tự do Hoa kỳ .

Chúng tôi lại được những chiếc thuyền nhỏ cuả dân bản xứ chở mổi ghe 50 người rời bến Tanjung Pinang trực chỉ Singapore . Mọi người được cấp phát mang theo khẩu phần ăn trong ngày, gồm có 2 khúc cá biển chiên hình vuông vức, mổi cạnh chừng bốn ngón tay, 2 chén cơm, một ít rau cải luột và 1 cái bánh ngọt, cộng thêm một bình nhựa plastic đựng nước uống .
Thuyền đi qua các đảo lớn, nhỏ .Xứ Indonesia toàn là những quần đảo lớn, nhỏ nằm trải dài hướng Ðông-Nam của Châu Á .Có lần, tôi hỏi một người cảnh sát Indo tổng cộng có bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ của xứ nầy, ông ta lắc đầu cười ..chịu thua và nói chính phủ nước ông chỉ kiểm soát những đảo có diện tích hơi lớn một chút, từ 10 km vuông trở lên, chớ không kiểm soát nổi tất cả những hoang đảo tọa lạc ở nhiều nơi .
Xế trưa, thuyền vượt ra khỏi những khúc quẹo quanh co của vùng đảo nhỏ rải rác trên đường từ Tanjung Pinang đến Singapore, rồi ra đến một khoảng nước rộng mênh mông . Xa xa, tôi nhìn thấy lố nhố những tòa nhà trọc trời và thấp thoáng những chiếc tàu có trọng tải lớn . Thuyền càng tới gần bờ, thành phố Singapore càng nổi bậc giửa khung cảnh trời nước bao la, nhìn từ hướng biển vào đất liền , một kỳ công nhân tạo thật là tuyệt đẹp . Mọi người trên thuyền say sưa ngắm nhìn …cho đến lúc thuyền cặp bến .


5. Trại chuyển tiếp Singapore

Chiếc xe bus sơn màu xanh, viền trắng đả đậu sẳn từ bao giờ khi chúng tôi rời chiếc thuyền đưa đò, đặt chân lên mặt đất của thành phố Singapore để chở chúng tôi về chổ trú ngụ, trại tị nạn, trại chuyển tiếp Singapore nằm ở cuối con phố có tên Chamber one.
Thành phố Singapore đẹp và sạch sẻ, trang trí thật tân kỳ .Từ trạm xe bus cho tới những cột đèn đều được sơn phết những màu sắc thắm tươi .Nhân viên cảnh sát đứng dọc theo hai bên bờ đại lộ để giử gìn an ninh trật tự cứ cách khoảng vài trăm mét .Xe hơi di chuyển không dập dìu, tấp nập, không khí có vẻ yên tỉnh, cây cỏ xanh rì chen lẩn hoa lá đủ màu.
Mấy năm rồi tôi đi lính, ở rừng, ở bụi ; rồi sau ngày cộng sản tấn chiếm miền Nam, tôi đi tù củng ở bụi, ở rừng ..; rồi khi được ra tù, gia đình phải dọn về quê, vùng kinh tế mới ; rồi đi vượt biên, sống lây lất từ đảo nầy sang đảo khác của xứ Indo . Ðây là thành phố thứ nhì mà tôi đặt chân đến sau Tanjung Pinang .Thấy Tanjung Pinang đả là mát mắt rồi, giờ được thấy thành phố Singapore còn tươi thắm gắp trăm lần Tanjung Pinang .. .
Mọi người chắc đả được no tròn con mắt .Chưa tới Mỷ mà đả khoan khoái trong lòng …Không ai nói ra, nhưng tôi đoán những người đang ngồi cùng với tôi trên xe bus chắc là đang bắt đầu …thả hồn mơ mộng hướng về cái tương lai gần sắp đến , khi bước chân lên phi cơ cất cánh bay vút lên trời xanh …,về miền đất mong đợi ...và chắc củng.. hài lòng mình đả không uổng công đem thân ra thử thách cùng phong ba sóng dử, để có được cái giờ phút thỏa nguyện nầy .

Ðoàn xe quẹo vào trại tị nạn Singapore, sau khi leo vượt qua con dốc dài của ngọn đồi, dừng lại trước cổng con đường trán nhựa, hai bên có cây kiểng, hoa lá khoe sắc .Con đường dẩn đến những ngôi nhà riêng rẻ, cất theo kiếu biệt thự thời trước . Tôi thấy có một số người Việt tị nạn đến trước đang đứng bên bờ tường hoa lá gần cổng ra vào, đang chỉ chỏ ra hướng chúng tôi .
Ðám người mới đến được hướng dẩn vào ở khu nhà gạch, mát mẻ, nền lát gạch bông và được chỉ định chổ ở . Tôi với Tâm được chỉ định ở nơi căn nhà bìa của dảy nhà nằm trên đồi, nhìn xuống đại lộ . Mổi ngày tại đây , chúng tôi được cấp phát 4$ tiền Singapore (# 1.2$ US dollars) để mua thực phẩm ăn, nước uống thì do trại cung cấp .Trại không có đủ giường cho dân tị nạn ngủ, ai đến trước thì có được, chúng tôi đến sau phải trải tấm vải lót nằm tạm dưới nền gạch bông .., được như vậy củng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
Khí hậu ở thành phố Singapore mát mẻ, không quá nóng , mà củng không quá lạnh, vào khoảng 20 độ C.

Sau khi ổn định chổ nằm, cất để hành trang, tôi với Tâm đi tìm chổ tắm . Ðả lâu lắm rồi mới được tắm nước fountain .Mát mẻ, thỏa mái, sạch sẻ thân thể …, rồi tôi bắt đầu thả bộ đi dọc theo con đường cho đến cuối dảy nhà của “Xóm tị nạn” ,khu nhà nằm trên đồi cao, đứng từ đây nhìn ra mọi hướng, có thể thấy thành phố ở xa xa, thấp thoáng những tòa nhà trọc trời cao thấp…và xa hơn chút nửa là biên giới Mả Lai-Singapore …
Những người đả ở đây trước, chỉ đường cho chúng tôi đi đến các supermarket gần chổ ở để mua thực phẩm . Chúng tôi đi từng nhóm năm, bảy người đến chợ siêu thị, ngắm nhìn mà không chán mắt.., đúng là dân nhà quê mới ra tỉnh …Mấy tay có máu “men” thì tìm mua beer, mua đầu heo, lòng heo về làm một bửa cho đả thèm . Tôi với Tâm không phải dân nhậu, nên mua thực phẩm căn bản để độ nhật cho qua ngày .
Chiều lại, cơm nước xong , hai anh em ra hè nhà ngồi . Từ trên đồi cao ngắm nhìn xe cộ đang đi qua lại trên đại lộ có 4 lằn xe đi có đèn sáng choang ...; Từ ngày “bỏ phố lên rừng”, giả từ Sàigòn thân yêu, nay tôi mới có dịp thấy lại được khung cảnh nầy .
Tôi đả qua được một giai đoạn thăng trầm trên bước đường tị nạn, giờ chỉ còn ngồi chờ thêm một chuyến đi cuối nửa ..là vượt qua cái biển Thái bình Dương bao la, không phải bằng chiếc ghe “càdôm” nửa, mà bằng phi cơ phản lực khổng lồ hiện đại, có đầy đủ tiện nghi …”tam khoái” .Tâm giờ mới thấy nó hơi tươi sắc mặt, vì con đường sáng đả hiện ra trước mắt .Bấy lâu nay Tâm ủ rủ, lo âu cho cái số phận làm thân “chùm gởi”, phải trao nhầm cho tôi, một kẻ mà ..bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, trên lưng lúc nào củng mang nặng cả khối tình không sao vứt bỏ .Tâm đả hồi hộp trong niềm vui, bồi hồi trong niềm đau theo từng những cơn lốc xoáy của đại dương tình ái trong tôi .. .;có lúc, tuy không nói ra, nhưng tôi củng đoán biết được Tâm lo lắng, ưu tư những khi nhìn thấy tôi đang lâm vào mê hồn trận .., định hủy bỏ chuyến đi Mỷ để “xuất giá tùng phụ” cho trọn nghỉa tào khang . Nó và tôi cùng đứng chung hồ sơ đi tị nạn ..., thì chắc chắn con đường đến Mỷ quốc của nó sẻ còn mơ màng và còn nhiều chông gai nửa .

Bình minh ở tận chân trời,
Anh ngồi đếm giọt sương rơi nơi nầy
Gió Thu thổi lạnh quanh đây ..
Làm sao cho ấm lòng nầy…hởi em!

Buổi sáng, tôi thức dậy sớm, Tâm còn ngủ say . Tôi một mình đi bách bộ dọc theo con đường của khu nhà tị nạn ..và dừng lại ngồi nơi triền dốc ở cuối đường .
Mặt trời ửng đỏ, phân nửa vòng tròn nhô lên, phân nửa còn lại bị che khuất bởi dảy núi mờ xa . Ước gì ..,có được Hạnh ngồi bên cạnh, để hai đứa cùng ngắm mặt trời mọc như lúc đi chung nhau trên con “thuyền tình” Lislie từ đảo Kuku đến đảo Galang…Nhớ Hạnh kinh khủng…,không biết giờ nầy Hạnh đang làm gì? Trời còn sớm, chắc nàng đang còn say giấc điệp, hay là vì nhớ tôi không ngủ được, nàng củng đả thức sớm và một mình ngồi cô đơn nhìn mặt trời mọc như tôi? Mái tóc và đôi vai mảnh khảnh của nàng có đang bị phủ màn sương lạnh? Nàng có mặc áo ấm không nhỉ? Tôi nhớ nàng còn một chiếc áo khoát, mà nàng đả khoe với tôi, mang theo lúc đi vượt biên và tôi đả nhiều lần triều mến, vuốt ve nó cùng với tấm thân căng đầy sức sống của nàng . Tôi quen cái áo đến nổi có những buổi sáng tôi đi tìm nàng, nhìn từ xa là tôi đả nhận ngay, giửa đám đông người qua lại . ..
Tôi chạy một mạch về chổ đang ở, lấy vội giấy bút ra viết thư báo tin cho Hạnh biết diển tiến của mấy ngày hôm nay .., chắc Hạnh trông tin của tôi lắm …
Tôi gởi lá thư ngay buổi sáng hôm đó …và bốn hôm sau, tôi nhận được thư hồi âm của Hạnh,
“Anh yêu của em,
Ðược thư của anh em mừng quá, chưa mở ra xem mà nước
mắt của em đả tuôn trào …Mấy người trong barack tưởng
em có chuyện gì, nên hỏi han vồn vả, em sợ họ trêu chọc em
nửa, nên tìm đến một barack khác, người đả đi định cư bỏ
trống và ngồi vào một góc phòng đọc thư của anh . Ðọc đến
đâu .., em lại khóc đến đó . Anh thương em và lo lắng cho
em quá .Em quả có phước lắm, mới gặp được anh .
Anh đi rồi, vài ngày sau Dung và Hải củng lên
đường sang Úc, còn một mình em ở lại . Em đả dời chổ
ngủ của mình sát vào vách, để nhường bớt chổ cho một gia
đình vượt biên mới đến . .
Mấy ngày sau khi anh đi rồi, em buồn thơ thẩn .Ngày
nào, giờ phút nào củng nhớ anh .Em cố tìm những món đồ
vật của anh bỏ lại, để nhìn nó, để nhớ anh . Tối ngủ, em ôm
chiếc gối làm bằng bao cát của anh vào lòng mà tưởng như
có anh đang nằm bên cạnh em . Em đả quen hơi của anh
rồi …,em rất yếu đuối khi bên anh, anh đả săn sóc và lo
lắng hết cả mọi thứ cho em . Vắng anh, em phải tự cố gắng
làm lấy một mình . Tình yêu của anh cho em, đả giúp cho
em có thêm nghị lực để phấn đấu trong những ngày em xa
anh, để chúng mình chờ ngày đoàn tụ .Anh rán giử gìn sức
khỏe nghe anh, lở bệnh rồi không có em bên cạnh, không ai
săn sóc cho anh .
Anh Ðạt, bạn của anh có ghé dây thăm em .Anh ấy
hỏi em có cần giúp đở gì, thì cho anh biết . Em cám ơn anh
và nói khi cần sẻ cho anh biết sau .
Em nhớ anh lắm, nhưng không biết làm sao hơn!
Em trông chờ đơn bảo lảnh của anh gởi sang để
gặp Phái Ðoàn Mỷ xin phỏng vấn . Chừng nào anh đến Mỷ
nhớ biên thư liền cho em, em rất mong tin anh .
Yêu anh nhiều, hôn anh ngàn lần.
Ðoan Hạnh

Tôi đọc đi, đọc lại lá thư của Hạnh không nhớ mấy chục lần. Thương quá đi thôi người ở lại !
Ðợi và chờ…! Hạnh một thân một mình trong trại tị nạn, không tiền bạc, không thân nhân …, rồi sẻ còn chờ đợi cho đến bao giờ?
Tôi càng nghỉ đến Hạnh, càng hối hận . Tôi đả quyết định đúng? hay sai lầm ? khi ra đi bỏ lại người con gái yếu đuối vì yêu tôi mà phải hy sinh chấp nhận thực cảnh để mong có được một ngày mai chung sống với người mình thương . Hạnh đả dám liều lỉnh làm một việc thử thách đó mà không sợ, không lo những gì sẻ xẩy đến cho mình..,thân gái dậm trường .Còn tôi, tôi ích kỷ, tôi chỉ nghỉ cho cá nhân tôi, cho gia đình của tôi trong tương lai . Tôi thương gia đình mình, đầu óc tôi lúc nào củng bị ám ảnh hình ảnh một đời lận đận vất vả lầm than của cha mẹ, của anh chị, mà nhất là sau khi tôi đi học tập cải tạo trở về, gia đình tôi đả không còn ở thành phố nửa, phải dọn về quê, sống chung trong một mái lá trống trước dột sau nơi một vùng quê xa xôi ở gần tận cùng của đất nước. Cha mẹ và các anh chị em tôi đả dành dụm, chắt chiu, đả nhín bớt miếng ăn để có đủ tiền cho tôi với em Tâm đi vượt biên, đánh đổi cả sinh mạng đi tìm con đường tương lai sáng sủa, hơn là phải khổ nhục suốt đời sống dưới chế độ bần cùng, tối đen như mực . Tôi chưa giúp đở, chưa trả được cái công ơn đó cho gia đình …, tôi mới vừa ra khỏi xứ sở, chưa tới quốc gia định cư, mới nửa đường thiên lý, tôi đả vướng phải sợi tóc quấn chặt lấy chân tôi .Chắc chắn là gia đình sẻ không tha cho tôi, nhưng .., đâu có ai thấu hiểu cho cái hoàn cảnh khốn đốn của tôi trên bước đường tị nạn !
Hạnh củng vậy, nàng củng đang gặp những “ngổn ngang canh cánh bên lòng”, Cha và người anh Cả đang còn sống trong lao tù cộng sản , ra đi cùng với người chị và đứa em trai, bỏ lại quê nhà người Mẹ già nay ốm mai đau và đứa em gái còn trong tuổi vị thành niên không ai chăm sóc. Hạnh củng là một con người, củng như những con người khác, lìa bỏ xứ sở, gia đình ra đi tìm tự do, củng với một uớc vọng được làm một cái gì đó nhỏ nhoi, hầu xoa dịu, giúp đở phần nào những lần than cơ cực của những người thân còn ở lại quê hương đang mỏi mắt trông chờ .
Có cùng cảnh ngộ, mới thấy được Hạnh đả hy sinh lớn lao cho tôi, một sự hy sinh vô bờ bến .Người con gái yếu đuối đả dám làm được những chuyện .., mà như tôi, thân nam nhi, tôi đả từng đi lính, đả từng ra chiến trường xông pha trước lằn tên mủi đạn quân thù …, nhưng tôi lại không can đảm, tôi rút đầu, rút cổ chịu thua .

Chuyến bay Boeing 747 chở theo gần 400 người tị nạn cất cánh rời phi cảng quốc tế Singapore vào lúc 5 giờ chiều một ngày của tháng 12, gần cuối năm 1979 .
Thành phố Singapore, với bến cảng rộng lớn, có tàu bè tấp nập ra vào ,từ từ nhỏ lại và xa dần, mất hút theo màu xanh đậm của biển . Nhìn dảy nước mênh mông ngút ngàn, lòng tôi bồi hồi nhớ lại chuyến hải hành vượt trùng dương trên chiếc ghe bé nhỏ như một hạt bụi giửa biển khơi ,mà sinh mạng của mình phó thác cho số mệnh của hôm nào .., còn đậm nét trong lòng tôi ..
Nắng dần tắt, khung cửa sổ của phi cơ củng dần đổi sang màu tối …Tôi suy nghỉ miên man, mường tượng đến một chân trời mới xa lạ mà đả từ lâu mong đợi sắp đến, cùng lúc tôi vương vấn khung cảnh trại tị nạn Galang, nơi có người thương đang mỏi mắt trông chờ...; Lòng tôi bồi hồi, băng khoăn với những nổi niềm riêng thôi thúc .. .
Phi cơ bay một khoảng lâu, tôi thấy chập chờn những chấm sáng hiện ra, mổi lúc một lớn và tỏa rực rở trong bóng tối như viên kim cương lấp lánh …
Sau gần 8 giờ bay về hướng Ðông-Bắc, phi cơ giảm cao độ ,đáp xuống phi trường quốc tế Tokyo-Nhật Bản lấy thêm nhiên liệu, rồi cất cánh trực chỉ bay đến Hoa Kỳ trong đêm tối . Tôi ngồi bìa kế bên cửa sổ, nhìn ra ngoài bầu trời màu đen thẳm như mực. Tôi kéo màn đóng cửa sổ lại và duổi chân ra cho thỏa mái . Tâm đang ngủ khò ở ghế bên cạnh, đầu ngả dựa vào vai tôi, tôi sửa mình lại cho ngay ngắn, cố không làm động mạnh, sợ đánh thức nó dậy .
Phi cơ bay vào vùng ánh sáng, nơi giao điểm giửa ngày và đêm .Tia nắng ửng lên bên cái màn che khung cửa sổ, tôi lại kéo màn cửa sổ lên, ánh sáng bừng dậy làm tôi chóa mắt . Phi cơ đang bình phi ở cao độ, êm ả như tôi đang ngồi ở một ghế đá công viên ngắm mây trời bảng lảng …Tôi nhìn ra ngoài, bầu trời xanh mênh mông, trong vắt, bên dưới tôi là dảy mây trắng dầy đặc che kín đến tận chân trời . ..
Hạnh ơi, giờ nầy em đang làm gì đó hả em? Anh đả giả từ trại tị nạn và đang lơ lửng bềnh bồng theo đám mây trôi .., một thoáng nửa đây phi cơ sẻ hạ cánh xuống phi trường trên đất Mỷ …Một cuộc đời mới đang chờ đón anh nơi xứ sở xa lạ, cách xứ mình đến nửa vòng trái đất, cách trại tị nạn Galang đến nửa vòng trái đất và… mình đả cách xa nhau đến nửa vòng trái đất rồi em ơi…!
Nhìn mây trắng bay, tôi chợt nhớ đến bài hát “Mây lang thang” của một tác giả tôi không nhớ tên, mà Hạnh thích ..và đả có đôi lần tôi hát cho nàng nghe …, tôi khẻ hát nho nhỏ, chỉ để một mình tôi nghe …

”Mây, sao còn bay mải không quay về đây..,
sao còn lơ lửng treo trên làng cây…,
hay là mây nhớ đến ai nào đây …
Mây, xin dừng chân đến với tôi một đêm …
xin đừng đi chốn môi hôn thật êm …
xin đừng theo gió bay lên trời cao …
xin đừng ân ái với muôn vì sao ..”.

Tôi giậc mình ..ngừng cơn mộng du khi cô tiếp viên hàng không lên tiếng hỏi order cho bửa ăn . Tôi lay Tâm thức dậy. Hai đứa nghe cô giới thiệu thực đơn có món “fried chicken” và “coke” nên gật đầu lia lịa . Cô mang đến cho tôi và Tâm mổi đứa một cái hộp giấy đựng “gà chiên” thơm lừng ; chưa mở hộp ra xem, mà tôi cảm thấy nước bọt cứ trào ra, phải ừng ực nuốt vào. Rồi mổi đứa được một ly plastic có đựng “coke”, với vài cục nước đá nổi lềnh bềnh trong ly …nhìn củng phát thèm …,rồi ..”món nào” của cô, tôi nhìn củng phát thèm ..!
Chúng tôi đáp tạ bằng lời “thankyou” .Chờ khi cô vừa khuất lưng, hai anh em mở hộp ra, ăn ngon lành . Vừa ăn, vừa uống coke thật là khoái khẩu làm sao ..,
Một giọng nói đàn ông phát ra từ phía sau lưng tôi ,
-Thiệt là không uổng công đi vượt biên …,chưa đến Mỷ
mà thấy đả rồi..,chừng tới Mỷ chắc là còn nhiều thứ đặc biệt hơn nửa hả...
Giọng người đàn bà đáp lại cộc lốc,
-Thôi …,im đi cha ..,tối ngày ..hể thấy ăn là tươm tướp…

Sau bửa ăn ngon miệng bởi những thực phẩm mà “lần đầu tiên trong đời” được biết đến, tôi thiu thỉu ngủ cho đến khi được nghe thông báo của phi hành đoàn cho hành khách biết phi cơ chuẩn bị hạ cánh .
Hết

Tuesday, October 9, 2007

Quy Gan Alpha

Le Gan Alpha

K10B 72 Hoi Ngo He 2007

Di Hành Bãi Tiên


Cổng Trường Hạ Sĩ Quan


Vượt Sông


Giây Tữ Thần


~ Hat Dau Phong Tuong Tu

Vui buồn tù cải tạo
Nhửng hạt đậu phộng tương tư
Minh Vủ K10B/72

Riêng tặng Vợ tôi để giải đáp cho câu hỏi nhiều lần,
-“Xứ nầy có biết bao nhiêu thực phẩm ngon..,
sao anh lại cứ thích ăn cơm với đậu phộng rang hoài vậy!?”


Hồi ở trại cải tạo nằm trong khu rừng Katum-Bổ túc tọa lạc thuộc phía tây bắc tỉnh lỵ Tây Ninh, sát biên giới Việt-Miên, các cải tạo viên mắc bịnh đói triền miên không “thuốc” chửa .


Thỉnh thoảng chúng tôi đi công tác lao động trong rừng nhặt những trái cây hoang do các loài chim ăn phân nửa, còn phân nửa rơi rớt trên mặt đất, phủi phủi, rửa sạch bụi bậm và những con bọ đang đục khoét bám trên đó để.. ăn, để có được, để hưởng được chút hương vị của “chất ngọt” thiếu thốn hiếm quí …; chúng tôi tìm hái những cây nấm mối trên những gò mối đế ăn, nhổ những cây măng le để ăn, hoặc bẻ những lá cây còn non để ăn..,rồi còn tìm kiếm hái lá sưng sâm về đổ nước giếng vào vò cho nát ra, bỏ xác lá, lấy nước để cho đông lại thành như jello có mầu lá cây đậm để cố dồn vào cái bao tử trống rổng của mình, để làm giảm sự cồn cào khó chịu và những âm thanh “ai oán” cứ kêu rồ rồ từ ruột phát ra. Có khi hái lá hà thủ ô về nấu nước uống, hương vị của lá hà thủ ô có mùi thơm như thuốc bắc và lá cây khi đun với nước sôi tiết ra nước có màu vàng đậm như nước trà mà tôi nghe anh em cải tạo truyền miệng nhau nói là uống vào tóc sẻ giử màu đen lâu hơn, không sớm bị muối tiêu(?). Có nhiều cải tạo viên bị thiệt mạng vì đói quá, ăn trúng nhầm những cây lá, nấm độc. Mùa nắng, đi lao động, chúng tôi cố gắng “tranh thủ”(gia tăng tốc độ, gấp rút) cho nhanh công tác được giao phó đế có thì giờ lo “cải thiện” (cải tiến, làm cho khá hơn) linh tinh….Có hôm tôi cùng vài người bạn sau khi cắt tranh hay đốn cây xong, tìm những hố bom nhỏ quanh quẩn khu vực gần đó có nước cạn, rồi cởi bỏ quần áo trở về với thiên nhiên.. nhảy xuống ao vừa tắm mát, vừa tát nước kiếm vài con cá bé, tép con và những con ết nhái, bù tọt …Tép cá, ết nhái có được rồi, lén cất dấu mang về trại, chờ cho không có bóng dáng mấy chàng quản giáo trại tù đi qua lại đưa mắt cú vọ dòm ngó mới nhanh chân lẻn vào nhà bếp moi những thỏi than tàn chu miệng thổi cho than ửng đỏ lại để B.B.Q lẹ những con tép riêu, cá con .., để dồn vào bao tử cho nó đả …cơn đói thèm. Ðâu ai có được cái bậc lửa, cả trại chỉ có ngọn đèn dầu leo lét treo ở bếp, tối đến các trại viên muốn thấp đèn thì đi xuống nhà bếp mồi lửa .Cán bộ trại tù kiểm soát hành trang mang theo của tù nhân đả cất giử những vật dụng mà họ cho là nguy hiểm và phương tiện trốn trại như bậc lửa, đồng hồ đeo tay, kính cận thị, những vật dụng bằng kim khí v.v…Việc “cải thiện” ăn uống riêng tư, cán bộ Quản giáo trại mà phát giác được thì “lôi thôi” lắm..! bị những hình phạt, rồi mổi đêm bị “ngồi đồng”(ngồi nghe kiểm thảo) để nghe “lên lớp”(dạy bảo, xây dựng, kiểm điểm). Bạn bè cùng đội củng bị vạ lây phải ..ngồi theo; ban ngày đi lao động mệt mỏi, tối lại còn phải ngồì đồng nửa.., nội việc anh em bực bội chửa đổng mình nghe củng điếc con
rái ..!
“Chế độ”(tiêu chuẩn) ăn uống của đám tù cải tạo được hồng ân của đảng và nhà nước ban cho mổi buổi ăn trưa (lunch) và chiều (dinner) là một cái thau cơm nhỏ, lớn hơn tô thường một chút, được phân phát từ chảo nấu cơm cho tập thể do các cải tạo viên luân phiên phụ trách, công tác nấu bếp nầy gọi là “anh nuôi”. Cải tạo viên nào được đến phiên làm anh nuôi thì mừng thắp thỏm, bè bạn xa gần củng vui mừng lây vì khi cạo đáy chảo cơm, chia sẻ cho nhau hưởng được một chút ít cơm cháy để nhai cho sướng cái miệng . Thau cơm được chia đều ra cho mổi toán 10 người ăn .Mổi một hạt cơm là một hạt ngọc ,hiếm và quí giá vô cùng. Anh em cải tạo trên tinh thần “ăn đồng chia đủ” đả lợm nhặt nhửng mảnh bom từ thời chiến lúc đi lao động trong rừng gò mài thành những chiếc muổng đủ size lớn nhỏ để chia cơm cho đúng lượng. Miếng ăn hiếm hoi lúc con người đói khát nó trở thành miếng đại quan trọng, “tồi tàn” là vậy ...! phú quí sinh lể nghỉa, còn bần cùng thì nó sinh ra bần tiện , đoạn trường ai có qua cầu mới hay, lúc túng thiếu, đa phần sinh vật con người ta sống theo cái bản năng sinh tồn tự
nhiên , ví như câu nói của cụ Nguyển công Trứ,
“Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có ai hơn”.


Trại tù cải tạo

Những năm đầu sau khi cộng sản vừa tấn chiếm miền Nam Việt nam, tù cải tạo được phát cho ăn gạo lức của Trung quốc viện trợ không biết từ hồi nào..,mà mổi lần đổ nước vào vo gạo, hạt gạo nổi lềnh bền trên mặt nước cùng với vô số con bọ gạo đang đục khoét trong gạo , có khi đổ gạo từ bao bố tời ra chảo nấu đả có chừng phân nửa bao gạo lên mốc, có mùi hôi và hạt gạo đả ngả thành màu vàng xanh. Dạo đó đa số các cải tạo viên bị bịnh phù thủng vì thiếu vitamine B1. Tôi củng như các bạn đồng cảnh ngộ có những bửa sáng ngủ thức dậy, cảm thấy tứ chi, thân thể của mình nó nặng trình trịt, không ngồi dậy nổi, đưa ngón tay ấn vào các chổ bắp thịt tay chân đến chổ nào thì thấy dấu trủng trên da hủng xuống tới đó.
Thường thường thì đám tù cải tạo chúng tôi ăn cơm với “thịt cọp” (muối cục, cắn hột muối bể ra âm thanh nghe cộp cộp, mổi bửa ăn mổi cải tạo viên được phân chia cho 4- 5 cục muối hột), hoặc là rau muống luộc lỉnh lảng nước.Lâu lâu thì mổi đứa có được miếng khô cá biển to bằng ngón tay. Chúng tôi được lệnh của Ban chỉ huy trại tù lên liếp trồng thêm hoa màu phụ, trồng khoai mì, rau muống để “cải thiện” thêm cho bửa ăn. Mổi ngày toán anh nuôi chỉ được thu hoạch đúng số lượng rau do trại đề ra chớ không được thêm .Khoai mì (sắn)dể trồng, chỉ cần đào cái đường rảnh sâu chừng 6 in rồi bỏ hom (thân cây chặc thành từng khúc nhỏ, chiều dài độ 8-12”) xuống, lấp đất lại xong cứ tưới nước ngày 2 bận sáng chiều, khoảng 1 tuần lể là cây hom bắt rể đâm chòi nẩy lá non, nhưng khoai mì là món ăn liệt vào hàng hiếm quí, chỉ được ăn vào những dịp lể lớn như mừng ngày sinh nhật bác Hồ, ngày Tết ..., ăn độn thêm với cơm và củng chỉ được ăn với một số lượng mà Ban chỉ huy trại tù ấn định. Cứ mổi lần thu hoạch khoai mì thì bốc vỏ ra bỏ, củ khoai được sắc lát phơi khô và Ban chỉ huy trại cất vào nhà kho, chỉ xuất kho khi được lệnh và số lượng giới hạn ấn định ..,dỉ nhiên là không đủ dose đế trấn áp cái âm thanh kêu rồ rồ trong bụng của đám tù cải tạo!
Kho thực phẩm ở cách xa trại khoảng 7-8 cây số đường rừng, cứ mổi lần đi lảnh thực phẩm, ban Quản giáo cắt cử từ 6 đến 10 cặp, mổi cặp mang theo cây đòn để khiêng và luân phiên thay nhau gồng gánh thực phẩm về trại với sự dẩn đường của 2 người vệ binh cộng sản mặt lạnh như tiền, một đi trước, một đi sau súng AK-47 lúc nào đạn củng lên nòng, sẳn sàng …nhả nếu cần. Ðường đi thì gập ghềnh, có lúc đi băng xuyên qua những trảng tranh rộng, có lúc chui vào rừng dầy mịt cây lá, có lúc vượt qua những con suối nhỏ có nước chảy róc rách hay lội qua những chổ trủng của hố bom lâu ngày có nước động . ..cả đám tù phải xúm nhau è ạch phụ nâng những cái bao bố đựng thực phẩm lên cao khỏi mặt nước .

Rừng rậm

Ban chỉ huy trại tù đả nắm chặt cái bao tử của tù nhân. Không cho ăn nhiều, mà củng không bỏ đói .Tù nhân không chết, mà dở sống dở chết trong tình trạng kiệt lực, ví như ngọn đèn dầu chỉ còn đủ số lượng dầu để cái tim đèn le lói đóm lửa nhỏ…, vì có như thế ban quản lý tù cộng sản mới không lo sợ đám tù có đủ khả năng để nổi loạn chống lại, hoặc có đủ sức để trốn trại, và củng vừa đọa đày cho chết lần mòn .., nếu có may mắn được còn sống trở về với gia đình thì củng mang những chứng bệnh trầm kha hết thuốc chửa và củng chỉ …chờ ngày để đi về thế giới khác cho rảnh nợ .
Ghẻ lở bắt đầu xẩy ra cho một số tù cải tạo và đả có lát đát một vài cải tạo viên “bất phục tùng” trốn trại hoặc bỏ đi về thế giới bên kia. Ðám tù cải tạo bắt đầu hoang mang cho ngày trở về vì những câu nói mập mờ úp mở của cộng sản .
Ðám tù cứ khoảng 6 tháng lại bị dời đổi từ nơi nầy sang nơi khác và cứ tiếp tục cái công việc vào rừng chặt cây dựng nhà , đào giếng, cắt tranh, khai hoang lên líp trồng hoa màu …,rồi lại dời đi nơi khác, rồi lại tiếp tục làm cái công việc tương tự .
Hơn một năm, sau khi tôi được cộng sản ưu ái cho đi du lịch vòng vòng khu rừng Katum-Bổ túc để giới thiệu phong cảnh hửu tình của non sông gấm vóc, họ “biên chế” (dời, đổi đi nơi khác) đám tù chúng tôi đến căn cứ Trảng lớn, một căn cứ củ của ta ở ngoại ô thị xả Tây ninh và hoán chuyển những người đang ở đây vào rừng Katum. Tại căn cứ Trảng lớn, đám tù cải tạo chúng tôi chen chúc ở trong những trại gia binh củ có sẳn thời trước, vách xây bằng gạch block ciment, mái lộp tôn , hôm nào không có đi công tác, quá 9 giờ sáng, khi mặt trời vừa nhô lên cao mang đến hơi nóng hừng hực, mọi người phải ra ngoài ngồi, nếu như không muốn tắm hơi…Chúng tôi chỉ được đi lại trong phạm vi có hàng rào kẻm gai và lô cốt ngày đêm có bộ đội cộng sản canh gát .
Cứ mổi hai tuần là cải tạo viên phải làm bản tự kiểm cái quá trình làm “lính đánh thuê cho đế quốc Mỷ”(chử dùng của cộng sản kết cho QLVNCH), đả tham dự những cuộc hành quân nào, đả bắn giết bao nhiêu cách mạng và đồng bào, đả dự những khóa học đào tạo chuyên môn nào, biết nơi nào còn cất dấu những kho tàng của chế độ Sàigòn và đồng thời khai lý lịch 3 đời cùng khuynh hướng chính trị của gia đình v.v.. . Khai đi khai lại nhiều lần như vậy, anh nào khai không giống với những bản tự khai trước thì được gặp riêng cán bộ quản giáo để “làm việc”(thẩm vấn, điều tra, hỏi cung)… Ai không am tường khai báo thì được cán bộ quản giáo mốm cho những lời khai “ác ôn côn đồ”
…Lở dạy dột quên lời dặn của tổng thống Nguyển văn Thiệu “Ðừng nghe ……,mà hảy nhìn …” thì bỏ mạng . Cán bộ Cộng sản đưa bản tự khai của từng cải tạo viên, bên dưới có chử ký tên hẳn hòi …thì hết đường chạy tội .
Cơn đói của anh em tù cải tạo sau 2 năm ăn cơm hạn chế độn rau muống luộc với “thịt cọp” đả có chiều hướng phát triển tột độ, anh em chúng tôi người nào củng hốc hác gầy ốm và bệnh hoạn vì thiếu dinh dưởng và thuốc men, đói thèm quá cho nên tâm tư lúc nào củng lảng vảng mơ tưởng đến thức ăn, những khi ngồi nghỉ giải lao lúc lao động, hoặc là buổi tối trước khi ngủ, từng nhóm hay ngồi với nhau “ăn hàm thụ” nhửng món ăn ở ngoài đời lúc trước bằng cách luân phiên kể cho nhau nghe hết món ăn nầy đến món ăn khác và đả mang theo các món ăn vào giấc ngủ của mình để mộng mị, để ăn cho đả thèm.
Ở đây, mổi ngày chúng tôi được phân chia cho đi làm công tác vòng quanh khu vực trại như khai hoang, dọn dẹp rác rến, đào giếng lấy nước, lên líp trồng rau muống tại những khu vực sỏi đá. Phải bỏ ra rất nhiều công sức để gạn lọc lấy đất thịt có lẩn với cát để lên liếp và mổi ngày gánh “chè đậu xanh” (gánh phân người) từ nhửng hố tiêu, hố tiểu trong phạm vi để tưới tắm cho đám rau, để được đạt chỉ tiêu thu hoạch của mổi cá nhân do ban chỉ huy trại đề ra…,nếu không sẻ bị khiển phạt vì cá nhân còn ù lì, không chịu cải tạo, còn “nín thở qua sông” … Không tiến bộ trong lao động cải tạo, thì con đường trở về nhà sẻ còn thăm thẳm chiều trôi…
Phân người và nước tiểu ở trại cải tạo quí như vàng và không có đủ để cung ứng cho nhu cầu cần có. Chung quanh các nhà ở tập thể đều có các thùng chứa nước tiểu, không bỏ một giọt nào .Các cầu tiêu trong trại được đám tù góp nhặt cây ván vụn kê cho cái chổ ngồi cao lên để bên dưới đủ chổ cho thùng phuy chứa “vàng” được khoét cái lổ ngang hông khoảng giửa cái phuy để tiện việc “lấy vàng”. Vì không có đủ “vàng” cung ứng , các cải tạo viên nào cần chất hiếm quí để châm bón luống rau của mình phải chầu chực ngồi canh me … Các “máy” chế tạo ra “vàng” bên trên vừa sản xuất được thỏi vàng nào thì các người “tìm vàng” hốt lẹ, lúc “vàng” hảy còn nóng hổi, vừa thổi vừa dùng, không lanh tay lẹ chân thì người khác chụp mất “vàng” …Tôi có một bửa chột bụng đi tìm chổ .. .,ra đến nơi thấy có người “tìm vàng” đang chờ sẳn ..,bắt được tôi, mặt hắn rạng rở lên, tươi cười và còn “bốc lăn xe”(vấn thuốc rê) cho tôi một điếu để tôi được khuây khỏa thoải mái, vừa khói lửa phì phò ngắm mây trời trôi bảng lảng, để vừa sản xuất “vàng”cho có số lượng tốt.
Có một buổi sáng tại Trảng lớn, trước khi ra đồng làm công tác, chúng tôi được chia nhau mổi đứa khoảng 4 muổng cơm trắng ăn với 4 hạt đậu phộng rang muối ..ngon ơi là ngon, ngon chưa từng có trong đời tôi . Ðứng chờ được đến phiên của mình nhận
Hạt đậu phộng

lảnh phần cơm và 4 hạt đậu phộng là cái âm thanh kêu rồ rồ trong ruột gan đả làm cho tôi rung mình và nước bọt ứa trào ..tôi phải cứ nuốt vào, nuốt vào …cho đến khi được cơm và những hạt đậu phộng thơm phức, tôi cứ để trước mặt mình mà kê mủi ngửi cho đả …, rồi mới từ từ, tôi dùng cái muổng nhỏ xíu do tôi làm lấy bằng mảnh bom lượm được múc từng chút cơm, từng chút cơm bỏ vào miệng, tôi cắn lần ½ hạt đậu phộng quí giá, không dám bỏ một lần nguyên hột vào miệng, vì tôi sợ …hết! Tôi tự đánh lừa mình để được ăn nhiều lần...hương thơm, vị béo ngầy ngậy tiết ra trong miệng tôi, khiến tôi cứ nhai hoài, nhai hoài mà không nuốt .., để tận hưởng từ từ cái hương vị lâu ngày mới có được. Ðám cải tạo có người thì ngốn hết vào mồm một lần cho nó đả, “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, có người thì chỉ ăn có một hạt, còn lại 3 hạt cất bỏ túi .., để dành lại trong ngày thỉnh thoảng mang ra nhâm nhi tìm lại cái hương vị hiếm có của trời đất.
Sau bửa được ăn cơm với đậu phộng rang, mấy ngày qua đi mà tôi và các bạn tù vẩn còn mơ màng tương tư vương vấn…Cứ mổi lần tôi nhớ đến hạt đậu phộng no tròn vàng hực là trong lòng mình lại sao xuyến bồi hồi, thèm thuồng khó tả.., tôi nghỉ lúc đó mà tôi được có cả thau đậu phộng rang muối và có được bao nhiêu cơm …chắc tôi củng phình bụng nuốt hết cho nó đả cơn đói thèm, không cần nghỉ ngợi đến hậu quả tôi bị bội thực lăn đùn ra …chết vì no!
Ở Trảng lớn được vài tháng, chính quyền cộng sản cho phép thân nhân tù cải tạo được gởi quà vì tình trạng thiếu thốn thực phẩm và thuốc men trầm trọng của đám tù. Chúng tôi những kẻ sắp chết khát ở sa mạc được cho nước uống, được vị cứu tinh. Gói quà cho gởi vào được giới hạn là 3kg . Món đầu tiên tôi list trên mảnh giấy nhỏ để gởi về cho gia đình tôi là 1kg đậu phộng, kế đó tôi phân vân không biết yêu cầu gì gởi đến gia đình của tôi cho 2kg còn lại, món nào tôi củng thèm muốn. Sau mấy đêm tôi củng như các bạn tù cân nhắc, thêm bớt để có được những thứ cần thiết hơn, nhất là thuốc men để trị bịnh, kim chỉ để khâu vá quần áo v.v…Món đậu phộng của tôi phải đau lòng mà giảm xuống còn 1/2kg, để dành chổ cho ½kg muối.., ăn đậu phộng mà không có muối củng không được ; rồi 1/2kg đường , 1/2kg thuốc men +kim chỉ linh tinh là đả 2kg rồi , tôi nhắn với gia đình của tôi xin đôi dép râu (1)làm bằng vỏ xe hơi ,có phẩm chất bền bỉ để những ngày sắp đến…sẻ theo gót chân tôi còn đi dạo thêm nửa những miền của đất nước thân yêu mà không biết đến bao giờ tôi mới được “dừng bước giang hồ”.

Canh giử tù binh

Ngày mà các cải tạo viên bắt đầu nhận quà từ gia đình, phải nói đó là những chuổi ngày hội lớn và mừng vui, vừa biết được tin nhà, vừa có được tiếp tế thức ăn, thuốc men . Chúng tôi như được hồi sinh với những món quà từ gia đình gởi đến, tuy ít ỏi, nhưng thật là to lớn về vật chất lẩn tinh thần, chúng tôi huyên thuyên kể chuyện, bàn thảo với nhau vào những lúc hết giờ lao động về gia đình, về dự tính nấu đủ các món ăn với số quà cáp nhận được . Ðứa có món ăn nầy, người có món khác, hợp lại với nhau nấu chè, cháo trong những chiếc lon guigo cháy đen mang theo đựng thức ăn lúc đi trình diện học tập cải tạo, nay đả trở thành nhửng cái nồi nấu thật hửu dụng. Người mừng được nhận quà và biết tin tức từ gia đình, kẻ thì ngồi trầm ngâm nhìn trời hiu quạnh ...tủi thân mình làm “con Linh mục” không ai gởi quà, được những người có của chia sẻ trong tình “huynh đệ chi binh”, lúc còn ở chiến trường củng như lúc sa cơ thất thế, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Có được 1/2kg đậu phộng, mổi ngày tôi rang một ít để nhâm nhi, tôi nhín ra một ít chia cho một người bạn cải tạo “con Linh mục” nằm kế bên, còn lại tôi hùn hạp với những người bạn khác. Có hôm thì chúng tôi nấu chè đậu phộng với cơm nguội do mổi đứa nhín ra bỏ vào nồi chè một muổng cơm, phần đậu phộng còn lại một ít, tôi mang xuống nhà bếp rang hết, dả đậu phộng ra và trộn với số lượng nhiều muối để mổi bửa ăn tôi có được cái hương vị mùi thơm của đậu phộng .
Ðám tù cải tạo chúng tôi ở trại Trảng lớn được 8 tháng thì lại có lệnh biên chế đi nơi khác. Một số anh em thuộc diện An ninh tình báo, Chiến tranh chánh trị, Cảnh sát được đoàn xe molotova đến chở đi vào chập tối, không biết số phận ra sao? Ðám cải tạo dân biệt phái (nhập ngủ, xong được trả về làm giáo chức, công chức quốc phòng và các nha sở) củng được phân loại ra đưa đi một nơi khác, còn lại thành phần chúng tôi dân đánh đấm thuộc các đơn vị tác chiến Hải ,Lục, Không quân giặc lái (Việt cộng gọi mấy anh Pilot là giặc lái) được đưa trở về nguyên quán rừng Katum thơ mộng.
…………………….
Sau nầy, khi tôi đả được cộng sản phóng thích cho về với gia đình dưới sự quản chế vô thời hạn của chính quyền địa phương, rồi thuyền nhân vượt biển bỏ xứ sở ra đi tìm bờ bến tự do, được đến định cư nơi xứ người, thỉnh thoảng tôi lại thèm ăn cơm trắng với đậu phộng rang muối. Tôi nhai đậu phộng rang muối với cơm, hương vị vẩn ngầy ngậy, béo và thơm ngon như ngày nào lúc tôi đói thèm trong trại cải tạo. Ðôi lúc tôi ngồi nhai cơm với đậu phộng mà cổ hộng tôi nghẹn ngào xúc cảm, nước mắt của tôi dâng trào…, khi thấy mình đang được sống trong no đầy hạnh phúc ở cái xứ sở và khung cảnh quá đầy đủ tiện nghi, trên bàn ăn đầy ấp những thức ăn, uống . Tôi có cả nồi cơm trắng nấu gạo jasmine thơm lừng nhập cảng từ xứ Thái lan và có cả một hủ đầy những hạt đậu phộng rang no tròn vàng hực hiếm quí..,khi tôi bất chợt nhớ lại cái khúc quanh co của quảng đời mình… ở vào một chuổi ngày nào đó trong quá khứ cùng những người bạn tù.. mà không biết giờ đây họ đang trôi dạt ở phương trời nào trên quả đất nầy, hay là…họ đả vỉnh viển ra đi vào cỏi bình yên hư vô.



Tôi đổ vào tay mình một nắm đậu phộng rang , định bỏ hết vào miệng nhai một lần cho nó đả …, nhưng chợt nhớ lại tháng trước khi tôi đi khám định kỳ sức khỏe hằng năm, bác sỉ gia đình có cho biết là kết quả thử máu của tôi chất mở triglycerides hơi cao, tôi phải cử bớt chất béo và năng tập thể dục. Tôi liếc mắt đọc tấm label dán bên ngoài hủ đậu phộng phân chất cho thấy đậu phộng có lượng chất béo cao.
Nghỉ mà buồn cười cho cuộc đời của tôi, lúc đói thèm thì không có để mà ăn, giờ có quá nhiều ..tôi lại kiêng cử không dám ăn cho nó đả, cho nó sướng cái miệng .Sau bao năm sống ở đất tạm dung nầy, sinh hoạt và hoàn cảnh hiện có đả khiến cho tôi không dám “liều mạng” như nhửng ngày còn trai trẻ tôi lặng ngụp và khốn đốn theo từng bước đổi thay của quê hương khói lửa nay đả cách xa tôi ngàn dặm.
Tôi bỏ những hạt đậu phộng rang vào hủ, chỉ chừa lại 4 hạt đậu phộng …và tôi cắn ½ hạt đậu phộng mổi lần ăn bởi vì…tôi không muốn bàn giao vợ của tôi lại cho người khác sài, để các con của tôi lại cho người khác sai .
Texas, tháng 5, năm 2003.

Het

(1)Dép râu còn gọi là dép Bình Trị Thiên mà bộ đội cộng sản từ miền Bắc Việt nam thường dùng .Sau khi cộng sản tấn chiếm miền Nam, đôi dép râu trở nên thời trang và thông dụng nhất là cho giới lao động vì tính chất bền chắc và rẻ tiền . Dân miền Nam có châm biếm bằng 2 câu thơ,
“Ðôi dép râu dẩm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất ánh tương lai”
Nón tay bèo ám chỉ Việt cộng ở miền Nam hay đội nón tai bèo.

Leo Núi


Vũ Khúc Lên Đồi


Đoạn Đường Chiến Binh 2


Doan Duong Chien Binh


Leo Giay


Duyet Hang Quan


Vuot Song


Dai Doi Duoi Chan Nui


Marching Sung Tren Vai


San Vu Dinh Truong


Di Hanh


Phong Khoa Sinh


Tuot nui bang day


Vuot Song


Khoa Sinh


Thu Vien


Le Man Khoa 6/68B


Le Man Khoa


Gắn Cấp Hiệu


Logo Dong De


Dai Doi 765 / Khoa 10B/72