Sunday, December 23, 2007

Chuyen Nguoi Thuong Binh / Tran Cong Dinh 10B72

Câu Chuyện Người Thương Binh

Lần đầu tiên khi trở về VN vào mùa Hè/2000, và điều đầu tiên tôi nghĩ đến là đi thăm một người thương binh VNCH. Hắn là Thiếu Úy Phạm Minh Châu, chi đội trưởng của chi đoàn 1/ Thiết đoàn 10 kỵ binh/ SĐ 25BB. Thiếu úy Châu tốt nghiệp khóa 9C/72 đồi Tăng Nhơn Phú CƯ AN TƯ NGUY và cũng là người bạn đồng hương thân thiết từ khi còn mài mòn đũng quần dưới mái trường trung học. T/U Châu, hắn đã bỏ lại một đoạn chân trái từ nữa đùi trên ở chiến trường Bình Dương trước 30/04/75 khoảng vài tuần lễ. Cũng như những người thương binh khác, hắn bị đuỗi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa ngày 02/05/75 khi vết thương còn rỉ máu, thật là quá tàn nhẫn đối với những người thương binh VNCH trong giờ thứ 25 của cuôc chiến.

Tôi đến thăm Châu một lần trước khi bị đưa vào lò tàn phá dung nhan (nhà tù cải tạo) của Cộng Sản. Năm năm sau khi ra khỏi tù, trở lại thăm Châu – lúc bấy giờ hắn là một người thợ may què (hỏi thăm láng giềng họ chỉ đó là nhà của Châu què) trong căn nhà lá xiêu vẹo ở một vùng quê với người mẹ già và một người em trai bệnh hoạn. Hỏi thăm về cuộc sống, Châu trả lời: “đôi khi thì cũng đũ, nhưng chỉ là cơm với muối ớt hay tiêu kho quẹt – còn thường xuyên thì phải độn đọt mì, đọt lang hay chỉ là củ khoai mì, khoai lang mà thôi, khổ lắm mày ơi !”. Tôi không khỏi xót xa và không cầm được nước mắt sau tiếng thở dài cùa Châu hết sức não nuột. “Còn về đời sống tinh thần thì sao hở mậy?” tôi hỏi tiếp và Châu trả lời: “ban đầu thì cũng giấy mời họp tổ, học tập chính trị, thế này thế kia, nhưng tao lì chả thèm đi đâu cả, sau cùng bọn nó đưa Công an tới hù dọa đưa tao đi cải tạo” – “nếu các ông đưa tôi đi cải tạo có khi còn sướng hơn là tôi phải ngồi đây suốt với cái chân què trên bàn máy mà không đũ cái ăn, các ông muốn làm gì thì làm bụng đang đói tôi không thể đi họp , học gì cả” Châu đã trã lời với bọn tay sai quỉ đỏ như thế rồi sau đó bọn chúng thấy không thể làm gì được người phế nhân liều mạng này chúng đành thôi và không quấy rầy Châu nữa.

Từ đó, thỉnh thoảng tôi đến thăm Châu khi thì vài lít gạo, lúc ít con khô đù và cũng có khi một vài xị rượu đế với mấy con khô khoai và 2 đứa cùng nhăm nhi cùng kễ nhau nghe chuyện đánh đắm ngày xưa. Đó là những lúc tôi thấy Châu vui như pháo tết và say sưa kễ lại những cuộc chạm súng với cộng quân trên chiến trường Bình Dương trong những ngày tàn của cuôc chiến. Lúc kết thúc những câu chuyện này thì thường thì là những tiếng than trong hơi thở dài ngao ngán “Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Trước ngày lên máy bay đễ xa rời đất Mẹ VN, tôi đến thăm Châu để từ giả tôi nói “thôi mày hãy cố gắng tồn tại trên quả đất này và hy vọng tao mày sẽ gặp nhau và uống rượu đế” sau câu nói này của tôi thì từ nơi khóe mắt Châu 2 dòng nước mắt tuôn dài, tôi bước vội đi thật nhanh mà không dám quay nhìn lại. Trong đầu tôi đang nghĩ Châu đã mất tất cả; một phần thân thể cho quê hương, tương lai, tình yêu (nàng của Châu cũng đã biệt vô âm tính sau khi đưa Châu từ vĩa hè Tổng Y Viện Công Hòa về đến gia đình Châu đễ kết thúc một chuyện tình thời chinh chiến) và sự nghiệp. Thời gian qua, thỉnh thoảng tôi đến với Châu trong cái tình tuổi học trò và tình huynh đê chi binh, cái còn lại duy nhất trong cuộc đời của người phế binh bất hạnh, rồi bây giờ nó cũng sắp sửa mất luôn. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn nữa đến với nó, thần sắc nó lúc này giảm đi rất nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng đó là lần sau cùng tôi gặp nó, Châu đã vĩnh viễn ra đi sau hơn một năm tôi rời bến khổ.

Nghe Má Châu nói lại, trong những ngày bệnh trỡ nặng, và trước lúc trút hơi thở sau cùng Châu còn thiều thào hỏi Má, “thằng Đ..(tên tôi) có thư về thăm con không Má ? – Tôi rất ân hận vì đã không viết thư thăm Châu trong những ngày đầu tôi đến Mỹ, mãi đến gần 2 năm sau tôi mới viết thư về thăm hắn và chẳng bao giờ nhận được hồi âm. Sau đó tôi đưa bà thăm mộ Châu, nhìn hình ảnh người Mẹ già lưng còng gối mõi đã và đang khóc măng non khiến lòng tôi quá đổi đau lòng, tôi dang rộng đôi tay ôm choàng lấy tấm than gầy guộc của Bà và thiều thào, “ xin Bác dằn bớt cơn đau buồn, cháu sẽ thay Châu làm con trai của Bác”. Tiếng khóc càng nức nở hơn sau câu nói, dường như tôi đã cho Bà thêm chút niềm vui và sức sống. Nhưng chĩ vài tháng sau khi tôi trở về Mỹ thì được tin Bà cũng đã ra đi và đến với người con trai bất hạnh của Bà.

Mùa GIÁNG SINH 2007 này qua hình ảnh T/U Lăng Tích Hương, người chiến sỉ mủ đỏ ngày nào, người bạn đồng môn khóa “BẤT KHUẤT”, người thương binh VNCH bị bỏ rơi nơi miền khổ nạn và cũng qua cái công viêc làm đầy ý nghĩ của anh em khóa 10B/72 {QUỶ TƯƠNG TRỢ ĐÔNG MÔN}. Tôi cũng đang tưởng nhớ đến T/U Châu người chiến sỉ mủ đen ngày nào, Anh đã yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng khi mới bước vào cái tuổi “TỨ THẬP NHI BẤT NGOẶT”. Xin thắp nén hương lòng cho bạn “T/U PHẠM MINH CHÂU”. Bất chợt nhớ đến bài thơ cũa người thi sĩ trây di PHAN LẠC GIANG ĐÔNG với đề tựa “Nói với thế hệ thứ ba để tiếp nối cuộc trường chinh tổ quốc”

Đã nhiều lần ta tìm trong ký ức

Không thấỳ gì ngoài máu lửa thù căm

Không thấy gì ngoài hàng hang lớp lớp

Bè bạn bỏ đời, rồi bè bạn đứng lên

Những ngọn cỏ xanh đã một lần đơm nụ

Đã tức tưởi miên trường , tức tưởi gảy ngang

Những ngọn cỏ xanh vùi rạn vào thân thể

Làm đá lót đường cho thế hệ thứ ba

Ôi ! chinh chiến đong đầy nước mắt

ĐÊM ĐÔNG Mùa GIÁNG SINH 2007

Trần Công Định

Monday, December 17, 2007

Tâm Tình Gữi Bạn



Thân gữi anh em cựu SVSQ Khóa 10B/72,

Các bạn Hùng, Phú, Lưu Nam, Định, Tuấn, Hòa, Phạm Minh, Thường, Việt, An, Tòng, Hào, Phong, Cảng, Vũ Minh, Ngọc và Hội Aí Hữu Quân Trường Đồng Đế.

Hết sức vui mừng khi đón nhận tình thương cùng sự trợ giúp của các bạn .
Hôm nay thật là một ngày an lành của gia đình tôi.
Tôi Lăng Tích Hương đã nhận số quà của các bạn đến tận nhà tôi.

Quý bạn thân mến!
Đang trong cảnh khốn đốn, quẫn bách thì sự trợ giúp lại đến, đến như một cứu tinh, đến y như …. “Lực lượng của một đoàn quân thiện chiến đến tiếp ứng giải vây cho một tiền đồn đã bi địch quân kèm kẹp từ lâu.

Nhờ sự trợ giúp của các bạn hôm nay tôi đã đuợc nhiều thuốc men tốt để điều trị căn bệnh lao phổi và có được thức ăn dinh dưỡng đầy đủ.
Ở gia đình thì an ổn lắm: Gạo trong nhà được đầy lu, mái nhà được sửa chửa lại để không còn sợ bị mưa dột nữa và những trĩu nặng lo âu được trút bớt đi rất nhiều.

Các bạn thân mến.
Nơi đất khách quê người đồng tiền được tạo ra, có được từ giọt dòng mồ hôi công sức khó nhọc của các bạn, và đồng tiền cao quý nầy đã được dành ra chuyễn gưĩ về biếu tặng cho tôi, đã trở thành giọt dòng nhựa sống …. Đã tăng trợ rất hữu hiệu cho tôi có thêm được sức mạnh tinh thần và giúp tôi giải tỏa được nhiều khổ nạn trong cảnh bệnh hoạn khốn đốn.

Xin cám ơn những dòng mồ hôi khó nhọc

Cám ơn tấm lòng chân tình của các bạn .

Từ tình thương đồng cãm mà ở tận phương trời xa xôi dịu vợi, cánh tay cứu người của các bạn vươn ra …. đến tận Việt nam, đã lan tỏa hơi ấm nghĩa tình đến cho gia đình tôi, đang cơn thắt ngặt, quả thật “ Trái tim chuyền máu cho trái tim”

Ngược dòng thời gian tôi vẫn nhớ:
Khi xưa (trước 1975) …. tại chiến trường ngập đầy lữa đạn, trong cơn “thập tử nhất sanh” vì thương trận nặng nề mất một phần thân thể, đang trong lúc chờ chết, thì máu …. chính giọt dòng máu Tình Thương của đồng bào, của anh em chiến hữu kịp thời tiếp ứng chuyển vào cơ thể rách nát, đã giúp tôi được tồn tại mạng sống.
Và giờ đây….. tại đấu trường kiếp sống dẫy đầy cam go, khắt nghiệt dành cho một thương binh / VNCH, đang trong cảnh kiệt quệ vì bệnh hoạn và quẫn bách, thì cũng là máu …. Chính giọt dòng máu tình thương của các bạn đã biến thể ra thành đồng tiền cứu trợ, tiếp ứng vào cuộc sống khốn khổ của tôi, giúp tôi vượt thoát bế tắc.

Chẳng biết nói gì thêm hơn ngoài tâm tư nghĩ nhớ đến các bạn nhiều Hùng, Phú, Nam, Định, Tuấn, Hòa, Phạm Minh, Thường, Việt, An, Tòng, Hào, Phong, Cảng, Vũ Minh, Ngọc, Thêm cùng quý anh em chung một mẹ đẻ ra từ khóa 10B/72 Đồng Đế.

Kính chúc các bạn cùng quý quyến luôn được an vui và trong cuộc sống cũng như nơi công việc, Hương nguyện mong các bạn Anh em luôn được khoẻ mạnh, vững mạnh, đủ mạnh và gặp nhiều thuận duyên, tiến dẫn đến hiện thực mọi tâm nguyện và tình thương cho Quê Hương Đại Nghĩa.

Tình Thân,

Thursday, December 6, 2007

Thường Đức điểm Chiến Lược Miền Nam Việt Nam

KHÁI LƯỢC VỀ THƯỜNG ĐỨC

Thường Đức (có sách viết là Thượng Đức, nhưng không đúng) thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở phía tây Đà Nẵng, cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số và cách biên giới Việt - Lào khoảng 50 cây số. Để giúp nắm vững hơn những trận đánh được mô tả , trước tiên chúng tôi xin mô tả qua về địa thế tỉnh Quảng Nam và vị trí quận Thường Đức trong tỉnh này.

Lãnh thổ miền Trung khi đi qua ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thì thu nhỏ lại, có nơi bề ngang chỉ 50 cây số, nhưng khi qua khỏi đèo Hải Vân đi vào tỉnh Quảng Nam, lãnh thổ bung rộng ra. Vì thế, tỉnh Quảng Nam rất lớn, có diện tích đến 11.043 cây số vuông. Tuy nhiên, 72% lãnh thổ tỉnh này là núi rừng, trong đó có rất nhiều đỉnh núi rất cao như đỉnh Lam Heo 2.045m, đỉnh Tion 2.032m, v.v. Có nhiều khu rừng nguyên sinh chưa khai phá như rừng Phước Sơn. Chỉ khoảng 25% lãnh thổ là đồng bằng. Vì thế, việc bảo vệ Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1962, để bảo vệ an ninh lãnh thổ và phát triển, chính phủ Ngộ Đình Diệm đã ban hành sắc lệnh chia tỉnh Quảng Nam ra thành hai tỉnh: tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam từ đèo Hải Vân đến sông Rù Rì và tỉnh Quảng Tín là phần đất còn lại. Quảng Tín gồm 6 quận: Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Hiệp Đức, Hậu Đức và Lý Tín. Quảng Nam được chia ra 9 quận: Đức Dục, Quế Sơn, Thường Đức, Hiếu Đức, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hòa Vang và Hiếu Nhơn.

Thường Đức là một quận mới được thành lập năm 1962, tách ra khỏi quận Đức Dục cũ, nằm sâu vào trong núi. Từ quận Điện Bàn nằm trên Quốc lộ 1 có Liên tỉnh lộ 4 chạy nép theo sông Vu Gia dẫn vào Thường Đức dài khoảng 40 cây số, nhưng đường sá rất hiểm trở. Thường Đức nằm ở ngã tư Liên tỉnh lộ 4 và Quốc lộ 14. Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập quận này là để cắt đứt con đường 14, không cho Cộng quân di chuyển vào Nam. Vùng chung quanh đường 14 có bộ lạc Katu sinh sống.

Con đường 14, khi qua khỏi phía sau đèo Hải Văn thì gặp Hiên, người Pháp gọi là Prao, nằm cách Đà Nẵng khoảng 90 cây số, sau đó đi xuống thung lũng sông Vu Gia, nơi có bến Giằng nằm trên nhánh sông Cái và quốc lộ 14. Thung lũng này không rộng lắm. Tại đây có một đồn biên giới của Pháp ngày xưa và có một số làng Việt Nam sống bên ngoài thung lũng. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã dùng nơi đây làm quận lỵ Thường Đức.

Qua khỏi Thường Đức, đường 14 đi vào mật khu Hiệp Đức của Cộng quân, chạy dọc phía trên các quận Đức Dục, Tiên Phước, Hiệp Đức và Hậu Đức, vào đến Khâm Đức thuộc Phước Sơn rồi quẹo lên Kontum.

DỨT ĐIỂM THƯỜNG ĐỨC

Tỉnh Quảng Nam là vùng xôi đậu. Dựa trên tài liệu “Việtnam from Cease-Fire to Capitulation” (Từ Đình Chiến đến Đầu Hàng) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ do Đại Tá William E. Le Gro biên soạn, và dựa trên sự tường thuật của nhiều nhân chứng, chúng tôi xin tóm lược về trận Thường Đức như sau:

Trong thời gian 1973 và 1974, phía Việt Nam Cộng Hòa có Sư Đoàn 3 Bộ Binh trấn giữ tỉnh Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Tín. Sư đoàn này có ba trung đoàn cơ hữu là Trung Đoàn 2, Trung Đoàn 56 và Trung Đoàn 57. Trung Đoàn 2 phụ trách khu vực Gò Nồi và quận Đức Dục. Trung Đoàn 56 chịu trách nhiệm về hai quận Quế Sơn và Thăng Bình. Trung Đoàn 57 là trung đoàn trừ bị.

Hai nơi hiểm yếu và chịu áp lực nặng nhất là Nông Sơn và Thường Đức, được giao cho Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân. Liên đoàn này có 3 tiểu đoàn là 77, 78 và 79. Tiểu Đoàn 78 đóng ở Nông Sơn và Tiểu Đoàn 79 đóng ở Thường Đức. Quận lỵ Thường Đức vốn do một tiểu đoàn Địa Phương Quân bảo vệ. Vào giữa tháng 6 năm 1974, khi được tin Cộng quân có thể tấn công Thường Đức, Tiểu Đoàn 79 mới được đưa từ Quảng Ngãi về trấn giữ vị trí này.

Phía Cộng quân có Sư đoàn 711 và Trung Đoàn 52 biệt lập. Sư đoàn 711 có các trung đoàn 31, 38 và 270. Ngoài ra, Cộng quân còn có Tiểu Đoàn 10 Đặc Công. Sư Đoàn 711 đặt bản doanh tại mật khu Hiệp Đức nằm khoảng giữa Nông Sơn và Hậu Đức thuộc tỉnh Quảng Tín, và khống chế toàn bộ con đường 14 trong lãnh thổ tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, vì kẹt đồn Thường Đức, Cộng quân không thể khai thông đường 14 được. Tháng 6 năm 1974, Hà Nội ra lệnh dứt điểm Thường Đức, trước là để khai thông con đường Đông Trường Sơn, sau là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ.

Trong năm 1972, Sư Đoàn 711 đã chiếm quận Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam và Tiên Phước của tỉnh Quảng Tín. Tháng 7 năm 1972, Sư Đoàn 3 VNCH và Biệt Động Quân đã chiếm lại hai quận này, sau đó mở cuộc hành quân Quang Trung 81 tiến từ Quế Sơn vào mật khu Hiệp Đức. Sư Đoàn 711 bị thiệt hại nặng, Trung Đoàn 270 của sư đoàn này phải bị giải thể. Đến năm 1974, Sư Đoàn 711 được đổi tên thành Sư Đoàn 2 và bắt đầu hoạt động trở lại với ba Trung Đoàn 1, 31 và 38. (Xin đừng lầm lẫn Sư Đoàn 2 này với Sư Đoàn 2 Sao Vàng đã bị B-52 tiêu diệt trong trận Kontum năm 1972 và sau đó phải giải thể).

Vào khoảng tháng 6 năm 1974, kẻ viết bài nầy có đi với một phái đoàn báo chí ra Đà Nẵng và được đưa lên Thường Đức bằng trực thăng để quan sát mặt trận. Chúng tôi được nghe thuyết trình về các hoạt động của Cộng quân chung quanh quận Thường Đức và cho biết Cộng quân sắp tấn công Thường Đức. Như vậy Quân Đoàn I đã nắm rất vững kế hoạch tấn công của địch và sau đó đã đưa Tiểu Đoàn 79 BĐQ về trấn giữ ở đây.

Tuy Thường Đức chỉ do Tiểu Đoàn 79 BĐQ và một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn giữ, nhưng các Tướng của Cộng quân đã cho rằng “đánh Thường Đức còn khó hơn đánh Quảng Trị”, vì vị thế của Thường Đức rất hiểm trở. Vì thế, Bắc Việt phải huy động gần 3 sư đoàn để đánh Thường Đức: Sư Đoàn 2, Sư Đoàn 304, Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324B và Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308.

Ở đây chúng tôi cũng xin mở một dấu ngoặc: Sư Đoàn 308 là một sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt, đã từng gây kinh hoàn cho Sư Đoàn 3 VNCH trong Mùa Hè Đỏ Lữa ở Quảng Trị. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, Sư Đoàn 308 đã bị B-52 tiêu diệt, chỉ còn lại khoảng một trung đoàn, tập hợp là thành Trung Đoàn 36. Phải chăng trong trận này, Cộng quân muốn dùng cái tên Sư Đoàn 308 để uy hiếp tinh thần của Sư Đoàn 3 VNCH?

Sư Đoàn 2 CQ và Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308 có nhiệm vụ chận các đường tiếp viện. Trung Đoàn 29 thuộc Sư Đoàn 324B và Sư Đoàn 304, một sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt, mở cuộc tấn công thẳng vào Thường Đức. Mặt trận do Tướng Hoàng Đan, Quân Đoàn Phó Quân Đoàn 2 của Cộng Quân làm Tư Lệnh.

Trước khi đánh Thường Đức, ngày 18.7.1974 Cộng quân cho Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308 đánh chiếm Nông Sơn, nơi đang do Tiểu Đoàn 78 BĐQ trấn giữ. Cụm phòng thủ Nông Sơn – Trung Phước nằm hai bên bờ sông Tỉnh Yên, cách quận lỵ Đại Lộc chỉ 16 cây số. Với sự tăng cường của 2 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 2 CQ và Tiểu Đoàn 10 Đặc Công, vào trưa 18.7.1974, Cộng quân đã tràn ngập căn cứ Nông Sơn. Sư Đoàn 3 VNCH liền đưa Trung Đoàn 2, một pháo đội 155 ly, một pháo đội 175 ly và một chi đoàn của Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh đánh chiếm lại, nhưng không tái chiếm được và bị thiệt hại nặng. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 VNCH phải huy động Liên Đoàn 12 BĐQ (gồm ba tiểu đoàn 21, 37 và 39) vào thay Trung Đoàn 2 mới tái chiếm được.

Ngày 29.7.1974, Cộng Quân mở cuộc tấn công vào quận Đức Dục do Tiểu Đoàn 21 BĐQ trấn giữ và bắn pháo vào phi trường Đà Nẵng, đồng thời cho Trung Đoàn 29 tấn công vào Chi Khu Thường Đức do Địa Phương Quân trấn giữ. Thông tin với Chi Khu bị mất liên lạc. Từ Đồi 52 gần Đại Lộc, Cộng quân đã pháo kích rất chính xác vào các vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 79 BĐQ. Hai tiền đồn BĐQ ở phía tây bị mất liên lạc.

Sáng 30.7.1974, Chi Khu Phó Chi Khu Thường Đức bị thương do pháo kích, nhưng các cuộc tấn công của Cộng quân đều bị đẩy lui. Sau đó, phi cơ quan sát của Không Quân nhìn thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên Liên tỉnh lộ 4 ở phía tây Thường Đức, liền gọi phi cơ đến oanh tạc, phá hủy được 3 chiến xa của Cộng quân và nhiều xe vận tải khác. Cũng trong ngày 30.7.1974, Biệt Động Quân đã bắt được một tù binh của Cộng quân và biết được lực lượng của Cộng quân đang mở cuộc tấn công là Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324B.

Ngày 31.7.1974, Cộng quân bắt đầu cho bộ đội tấn công vào Thường Đức. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79 BĐQ gọi pháo binh bắn trọng pháo vào ngay Bộ Chĩ Huy của tiểu đoàn. Điều này chứng tỏ Công quân đã tràn ngập Bộ Chỉ Huy của tiểu đoàn. Được tin này, Tướng Nguyễn Duy Hinh quyết định cho Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 3 đang ở phía tây Đại Lộc tiến theo LTL 4 đến giải cứu Thường Đức, nhưng không tiến được. Tướng Hinh phải đưa đại bác 175 ly vào Hiếu Đức để bắn yểm trợ cho Thượng Đức, trong khi đó Không Quân đến oanh tạc vòng đai quanh Thượng Đức, gây tử thương cho 13 Cộng quân và 45 bị thương.

Tiểu đoàn 79 BĐQ có nhiều người bị thương nên đã yêu cầu cho trực thăng đến chuyển thương, nhưng Không Quân trả lời rằng chỉ khi nào diệt xong các ổ súng phòng không của Cộng quân quanh Thường Đức, trực thăng mới có thể hạ cánh được.

Khi thấy tình hình nguy ngập, Tướng Ngô Quang Trưởng đã ra lệnh cho một Chi Đội Thiết Giáp M-48 đang đóng ở Tân Mỹ, Thừa Thiên, di chuyển ngay vào Đà Nẵng để giải cứu Thường Đức. Ngày 1.8.1974, khi Chi Đội M-48 vừa đến Đà Nẵng, Tướng Hinh liền cho thiết lập một lực lượng đặc nhiệm gồm có Trung Đoàn 2 Bộ Binh và Thiết đoàn 11 Kỵ Binh đi tái chiếm Thường Đức, nhưng lực lượng này không tiến lên được.

Ngày 4.8.1954, Biệt Động Quân tìm thấy 53 xác Cộng quân bị máy bay oanh tạc chết ở những ngọn đồi phía tây nam Thường Đức.

Ngày 5.8.1974, Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 bắt được một tù binh. Tù binh này khai thuộc Trung Đoàn 29 và cho biết trung đoàn này đang đóng giữa Thường Đức và Đồi 52. Tướng Hinh liền cho Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 57 tiến chiếm Đồi 52, nhưng khi còn cách đồi này khoảng 4 cây số thì phải dừng lại vì pháo của Cộng quân quá mạnh.

Trong khi đó, Trung đoàn 66 của Sư Đoàn 304 bắt đầu tấn công vào Thường Đức. Tiểu đoàn 79 BĐQ cho biết đạn dược và lương thực bắt đầu cạn. Máy bay đã đến thả đạn dược và lương thực xuống cho Tiểu Đoàn 79, nhưng không may tất cả đã rơi ngoài vòng rào, vì máy bay không dám bay thấp.

Ngày 6 và đêm 7.8.1974, Cộng quân pháo khoảng 1200 trái pháo vào căn cứ Thường Đức, sau đó cho bộ binh tràn vào. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 7.8.1974, Tiểu Đoàn 79 BĐQ thông báo không còn giữ căn cứ được, phải rút lui và cắt đứt liên lạc. Thường Đức hoàn toàn bị thất thủ.

LỰC LƯỢNG DÙ THAM CHIẾN

Năm 1973, sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, cuộc chiến Việt Nam tạm ngưng, nhưng hai sư đoàn tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến vẫn còn được Tướng Ngô Quang Trưởng lưu giữ tại Quân khu I.

Ngày 7.8.1974, sau khi Thường Đức bị chiếm và áp lực của Cộng quân đè nặng ở phía tây Đà Nẵng, Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định đưa Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Thừa Thiên vào Đà Nẵng để tái chiếm Thường Đức.

Ngày 8.8.1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù gồm 3 tiểu đoàn trực thuộc đã được vận chuyển đến Đại Lộc ở phía đông Thường Đức. Ngày 11.8.1974, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được di chuyển bằng phi cơ xuống phi trường Đà Nẵng sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên Đoàn 15 BĐQ. Sau đó, Tướng Lê Quang Lưởng cho di chuyển Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù vào đặt bản doanh gần bờ biển Non Nước, phía đông nam thành phố Đà Nẵng để chỉ huy.

Biết Quân Lực VNCH sẽ tìm cách chiến lại Thường Đức, Cộng quân cho Trung đoàn 29 chiếm giữ những ngọn đồi thấp ở phía nam của dãy núi núi cao chạy dọc theo sông Vu Gia và Liên tỉnh lộ 4, ngăn chận con đường gồ ghề và ngoẳn nghèo đi vào Thường Đức. Điểm cao nhất của dãy núi nầy là đỉnh 1235 cách Liên tỉnh lộ 4 khoảng 6 cây số về phía bắc. Đỉnh thứ hai là đỉnh 1062 nằm ở phía nam cách đỉnh 1235 khoảng 2 cây số. Cộng quân đã chiếm đỉnh 1062 để có thể kiểm soát đoạn đường từ Đại Lộc đến Thường Đức. Cộng quân cũng cho các tiền sát viên điều chỉnh pháo binh bắn chính xác vào các đơn vị của VNCH ở Đại Lộc. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của hai Lữ Đoàn Dù là phải chiếm đỉnh 1062 bằng mọi giá.

Trước hết, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được giao phó nhiệm vụ ngăn chận địch xâm nhập vùng quận Hiếu Đức. Ngày 18.8.1974, khi ba Tiểu đoàn 1, 8, và 9 Nhảy Dù vừa tiến quân thì đụng đầu ngay với các đơn vị của Trung đoàn 29 ở phía đông đồi 52 gần xã Hà Nha. Sau một tháng đánh nhau, hai bên đều bị thiệt hại nặng. Cộng quân phải điều Trung đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 2 vào Thường Đức thay thế Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 để Trung Đoàn 66 phụ lực với Trung đoàn 29 chống lại các đơn vị Nhảy Dù.

Vì Cộng quân đã cho làm các hầm hố kiên cố quanh đỉnh 1062 bằng những thân cây rừng to lớn nên pháo binh và không quân của VNCH không thể phá vỡ được. Do đó, Lữ Đoàn Dù đã phải quyết định phóng lựu đạn cay và bình E8 để buộc địch phải chui ra khỏi các hầm trú ẩn rồi xin máy bay thả bom lửa Napalm đốt. Nhưng Lữ Đoàn Dù vừa chiếm được các vị trí quan trọng quanh đỉnh 1062 được ít lâu, Cộng quân đã dùng một lực lượng đông đảo hơn để chiếm lại. Hai bên bị tiêu hao rất nặng.

Vào đầu tháng 9/1974, Cộng quân cho thêm Trung Đoàn 24 của Sư Đoàn 304 đến trợ chiến với Trung Đoàn 29 và Trung Đoàn 66. Nhưng vào chiều ngày 19.9.1974, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù báo cáo đã chiếm được đỉnh 1062.

Ngày 2.10.1974, Tiểu đoàn 2 và Thiểu Đoàn 9 Nhảy Dù mở cuộc lục soát ở khu vực quanh đồi 1062 và dãy Sơn Gà, khám phá ra khoảng 300 xác địch và bắt sống được 7 tù binh thuộc Sư Đoàn 304. Một tuần sau, Sư Đoàn 304 lại mở cuộc tấn công tái chiếm đỉnh 1062. Nhưng nhờ pháo binh và phi cơ yểm trợ, các đơn vị Dù vẫn giữ vững đồi 1062.

Tính đến trung tuần tháng 10/1974, sau gần 2 tháng quần thảo với Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 304 của Cộng Quân, Lữ Đoàn 1 Dù gồm 4 tiểu đoàn đã bị tổn thất khoảng 500 chiến sĩ vừa chết vừa bị thương. Phía Cộng quân bị thiệt mất trên 1200 người và 14 người bị bắt làm tù binh.

Ngày 29.10.1974, Trung đoàn 24 của Sư Đoàn 304 đã dùng súng phóng hỏa đốt đồi 1062 khiến các lực lượng Dù phải rút khỏi đỉnh đồi. Ngày 1.11.1974 Cộng quân lại chiếm giữ đồi 1062 một lần nữa.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng liền ra lệnh cho Tướng Lê quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, phải lấy lại đồi 1062 với bất cứ giá nào. Ngày 8.11.1974, lực lượng Dù lại bắt đầu mở cuộc phản công và 3 ngày sau đã chiếm lại được đồi 1062,

Kể từ ngày 11.11.1974, Lực Lượng Dù đã ngự trị trên toàn ngọn đồi máu 1062 ở phía đông Thường Đức và thành lập tuyến phòng thủ trên các triền núi quanh đồi này. Công quân bị tiêu hao quá nhiều, không dám trở lại tấn công nữa. Tuy nhiên, Sư Đoàn 304 và Trung Đoàn 29 của Cộng quân đã thành lập một hệ thống phòng thủ vững chắc quanh Thường Đức để bảo vệ con đường 14, Quân Lực VNCH không thể tái chiếm Thường Đức được.

Vào cuối năm 1974, Lực Lượng Dù chỉ để lại trên đồi 1062 Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 7, và đặt Bộ Chỉ Huy tại đỉnh Đông Lâm cách đồi 1062 khoảng 4 cây số về phía đông, để ngăn chận không cho Cộng quân tái chiếm đồi 1062.

KẾT QUẢ TRẬN CHIẾN THƯỜNG ĐỨC

Những trận đánh ác liệt quanh Thường Đức kéo dài từ ngày 18.7.1974 đến ngày 11.11.1974 đã đem lại những kết quả như sau:

Về nhân mạng: Theo sự ước tính của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, khoảng 2000 Cộng quân đã bị thiệt mạng và 5000 bị thương. Về phía VNCH, Tiểu Đoàn 79 BĐQ không còn nữa. Lực lược Nhảy Dũ cả chết lẫn bị thương gần đến 50%.

Về lãnh thổ: Lực Lượng Nhảy Dù đã chiếm lại được đồi 1062 ở phía đông Thường Đức, nhưng không tái chiếm được Thường Đức.

Năm 1965 cũng đã xẩy ra một trận đánh lớn ở đây. Cộng quân đã tập trung một lực lượng khá lớn để mở cuộc tấn công vào quận Thường Đức. Lực lượng này gồm có Mặt Trận 44 Quảng Đà, Trung Đoàn Q.82 và Nông Trường 2 Sao Vàng. Trận đánh diễn ra tại Ba Khe, Hà Nha và đồi Tétonon (1062). Trung Đoàn 51 Bộ Binh biệt lập của Việt Nam Cộng Hòa phải chiến đấu một cách anh dũng và vất vả mới có thể giữ được phần đất này. Sau trận đánh đó, hầu hết nhà cửa trong quận đều bị thiêu rụi, xác chết trôi đầy sông. Những trận đánh lớn như thế lại tiếp diễn vào tháng 1 năm 1972